(VINANET) – Hai tháng đầu năm 2014, cả nước nhập trên 1,3 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 934,9 triệu USD, tăng 5,01% về lượng nhưng giảm 0,63% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Tính riêng tháng 2/2014, nhập khẩu mặt hàng này tăng cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng 37,6% về lượng và tăng 26,8% về trị giá, tương đương với 800,4 nghìn tấn, trị giá 524,3 triệu USD.
Trung Quốc – thị trường chính cung cấp nguồn sắt thép cho Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay, chiếm 34,1% tổng lượng sắt thép nhập khẩu trong hai tháng, đạt 461,1 nghìn tấn, trị giá 311,4 triệu USD, tăng 31,95% về lượng và tăng 22,73% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Nhật Bản, với 352,8 nghìn tấn, trị giá 228,3 triệu USD, giảm 21,13% về lượng và giảm 19,31% về trị giá; Kế đến là Hàn Quốc với 208,2 nghìn tấn, trị giá 155,2 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 24,25% về trị giá…
Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sắt thép từ các thị trường Đài Loan, Ấn Độ, Brain, Thái Lan…. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2013, thị trường nhập khẩu sắt thép hai tháng đầu năm nay thiếu vắng thị trường Đan Mạch, Mêhicô, Philippin và Thổ Nhĩ Kỳ, ngược lại có thêm thị trường Ucraina với lượng nhập 193 tấn, trị giá 190,2 triệu USD.
Đặc biệt, nhập khẩu sắt thép từ thị trường Ấn Độ trong hai tháng 2014 tuy chỉ đạt 134,7 nghìn tấn, trị giá 78,4 triệu USD, nhưng nhập khẩu từ thị trường này lại có tốc độ tăng mạnh nhất, tăng 1582,18% về lượng và tăng 805,08% về trị giá so với 2 tháng 2013.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu sắt thép 2 tháng 2014
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
|
NK 2T/2014
|
NK 2T/2013
|
% so sánh
|
Lượng
|
trị giá
|
Lượng
|
trị giá
|
Lượng
|
trị giá
|
Tổng KN
|
1.379.997
|
934.995.613
|
1.314.114
|
940.952.896
|
5,01
|
-0,63
|
Trung Quốc
|
471.160
|
311.407.571
|
357.083
|
253.727.120
|
31,95
|
22,73
|
Nhật Bản
|
352.867
|
228.331.061
|
447.431
|
282.987.356
|
-21,13
|
-19,31
|
Hàn Quốc
|
208.204
|
155.248.041
|
236.869
|
204.956.565
|
-12,10
|
-24,25
|
Đài Loan
|
170.033
|
110.316.395
|
163.100
|
110.884.646
|
4,25
|
-0,51
|
Ấn Độ
|
134.732
|
78.422.560
|
8.275
|
8.664.686
|
1.528,18
|
805,08
|
Braxin
|
11.674
|
5.776.121
|
40.692
|
21.769.238
|
-71,31
|
-73,47
|
Thái Lan
|
7.597
|
11.164.724
|
4.888
|
6.940.776
|
55,42
|
60,86
|
Malaixia
|
5.600
|
6.533.986
|
6.003
|
8.089.567
|
-6,71
|
-19,23
|
Đức
|
2.990
|
6.872.904
|
1.682
|
3.877.902
|
77,76
|
77,23
|
Hoa Kỳ
|
2.801
|
3.363.305
|
1.569
|
1.279.569
|
78,52
|
162,85
|
Oxtraylia
|
2.212
|
1.465.155
|
8.630
|
4.513.661
|
-74,37
|
-67,54
|
Xingapo
|
1.397
|
1.988.711
|
926
|
1.642.686
|
50,86
|
21,06
|
Indonesia
|
1.295
|
1.323.282
|
883
|
1.397.106
|
46,66
|
-5,28
|
Niuzilan
|
1.170
|
524.397
|
1.492
|
710.068
|
-21,58
|
-26,15
|
Canada
|
974
|
541.664
|
1.138
|
624.664
|
-14,41
|
-13,29
|
Phần Lan
|
457
|
1.254.692
|
318
|
1.061.967
|
43,71
|
18,15
|
Pháp
|
338
|
3.079.804
|
312
|
2.494.521
|
8,33
|
23,46
|
Thụy Điển
|
314
|
1.208.452
|
470
|
2.411.762
|
-33,19
|
-49,89
|
Tây Ban Nha
|
291
|
319.820
|
132
|
201.869
|
120,45
|
58,43
|
Nam Phi
|
272
|
303.646
|
316
|
415.004
|
-13,92
|
-26,83
|
Áo
|
259
|
2.202.785
|
55
|
1.079.190
|
370,91
|
104,11
|
Bỉ
|
158
|
129.537
|
746
|
621.009
|
-78,82
|
-79,14
|
Nga
|
109
|
258.104
|
14.159
|
9.068.748
|
-99,23
|
-97,15
|
Italia
|
55
|
118.196
|
195
|
326.674
|
-71,79
|
-63,82
|
Anh
|
33
|
59.068
|
564
|
496.789
|
-94,15
|
-88,11
|
Hà Lan
|
31
|
94.021
|
2.825
|
1.765.430
|
-98,90
|
-94,67
|
Hong Kong
|
8
|
71.583
|
34
|
191.318
|
-76,47
|
-62,58
|
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm 2014 lượng sắt thép thô sản xuất chỉ đạt 283.000 tấn - giảm 26,5%, thép thanh, thép góc đạt 430.000 tấn - giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2013. Sản xuất thép xây dựng của các doanh nghiệp trong hiệp hội thép tháng 2/2014 đạt 255.057 tấn, giảm 20,29% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm 2013 thép xây dựng lại vẫn tăng trưởng được 4,63%.
Dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, nhu cầu thép cả nước năm 2014 không tăng đột biến. Tổng tiêu thụ thép đạt từ 12,2 - 12,5 triệu tấn, tăng 3-5% so với năm 2013.
Song điều các DN sản xuất thép trong nước lo ngại không phải ở thị trường ảm đạm, mà chính là sự cạnh tranh không lành mạnh ở phân khúc thép xây dựng trước nguy cơ tấn công ồ ạt thép nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ trên thị trường.
Tại Hội nghị Phổ biến Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nêu thực trạng, năm 2013 một lượng lớn thép Trung Quốc đã được nhập khẩu vào Việt Nam, chủ yếu là thép phi 6 và phi 8.
Lợi dụng việc không quy định in tên thương hiệu trên thép phi 6 và 8, thép Trung Quốc nhập về Việt Nam với chất lượng không đảm bảo đã trà trộn cùng thép nội, gây sự lẫn lộn và ảnh hưởng tới uy tín của DN sản xuất thép trong nước.
Cùng với đó thép cuộn Trung Quốc có pha thêm hợp chất Bo (thép kim B) chứa tỷ lệ 0,0008% chất Bo nhập khẩu vào Việt Nam dưới mác là thép hợp kim để được hưởng lợi thuế. Bản chất của thép kim B được sản xuất trên thế giới đều là thép chất lượng và thép hợp kim dùng trong công nghiệp chế tạo máy. Thép xây dựng không chứa B vì không có tác dụng. Thêm nữa, thuế suất đánh vào 2 loại thép này hoàn toàn khác nhau.
Trong khi thép cuộn thuế nhập khẩu là 12-15% còn thép hợp kim là 0%. Một khoản thuế không nhỏ đã hụt thu bởi mánh gian lận thương mại của thép Trung Quốc.
Để ngăn chặn các sản phẩm giá rẻ kém chất lượng tràn lan trên thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho doanh nghiệp ngành thép, mới đây Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN.
Theo đó, từ ngày 1/6/2014, nhà nhập khẩu thép trong nước sẽ phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm thép trong hợp đồng nhập khẩu. Căn cứ trên các tiêu chuẩn được công bố, các lô hàng sẽ được thực hiện đánh giá phù hợp tiêu chuẩn trước khi nhập khẩu.
Đối với sản phẩm thép trong nước, căn cứ đặc thù của từng loại thép, Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện.
Việc đánh giá các tiêu chuẩn phải được thực hiện bởi các tổ chức trong nước do Bộ Công Thương chỉ định hoặc các tổ chức nước ngoài đã được bộ này xác nhận, công nhận năng lực. Căn cứ trên các tiêu chuẩn được công bố, các lô hàng sẽ được thực hiện đánh giá phù hợp tiêu chuẩn trước khi nhập khẩu.
Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) cho sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ đặc thù của từng loại thép, Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện.
Việc áp dụng Thông tư 44 thời gian tới đây, được đánh giá là “rất cần thiết để bảo vệ kinh doanh thép lành mạnh và sẽ đưa chất lượng sản xuất thép vào khuôn khổ”.
Đại diện Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công thương) cho hay, không chỉ DN thép nội mà ngay cả DN thép có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sẽ phải tuân thủ những quy định của Thông tư 44 về quản lý chất lượng thép trong nước và xuất khẩu.
Nguồn: Vinanet/satthep.net, Infonet