Rau quả là một trong những ngành hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2011 đạt kỷ lục 630 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010, lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới.
Năm 2012, xuất khẩu rau quả tăng trưởng chậm lại do vướng các quy định về chất lượng của các nước nhập khẩu nhập khẩu, ước đạt 770 triệu USD, tăng 30% so với năm 2011. Tính riêng 11 tháng 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 28,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt 729 triệu USD, chiếm 0,6% tỷ trọng.
Các thị trường chính xuất khẩu rau quả trong thời gian này là Trung Quốc, Italia, Nhật Bản, Hoa Kỳ… trong đó Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam với kim ngạch 192,2 triệu USD, chiếm 23,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 48,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11/2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đạt 17,5 triệu USD. Tuy là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, nhưng ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều hàng rau quả từ thị trường Trung Quốc với kim ngạch 11 tháng năm 2012 là148,3 triệu USD, chiếm 49% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả.
Các mặt hàng XK sang Trung Quốc tương đối đa dạng do kiểm soát và yêu cầu về chất lượng không quá cao như các nước EU, Mỹ, Nhật Bản. Các mặt hàng chủ yếu gồm: dưa hấu, nhãn, vải, rau xanh các loại…
Thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc là Italia với kim ngạch 12,1 triệu USD trong tháng 11, tăng 214% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Italia 11 tháng 2012 lên 139,5 triệu USD, tăng trưởng mạnh 3377,83% so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc.
Ngoài hai thị trường xuất khẩu chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản với kim ngạch 49,8 triệu USD; Hoa Kỳ 36 triệu USD; Nga 27 triệu USD…
Thống kê thị trường xuất khẩu rau quả 11 tháng 2012
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Indonesia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Canada
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Với đà tăng trưởng trên, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) tự tin đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch XK 1 tỷ USD trong năm 2013, tăng 30% so với năm 2012.
Theo Vinafruit, mục tiêu 1 tỷ USD sẽ không khó thực hiện nếu biết duy trì và phát huy những thành quả đã đạt trong 2012. Hiện Việt Nam đã lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới nhờ tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường, đứng đầu là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc…
Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng rau quả của Việt Nam đều tăng trưởng khá, trung bình khoảng 300 triệu USD/năm. Năm 2011, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch kỷ lục 630 triệu USD, tăng 35,5% so với 2010. Tuy nhiên, trong năm 2012, đà tăng trưởng này không còn được duy trì, giảm xuống chỉ còn 30%, thấp hơn 5% so với năm 2011, và có nguy cơ mất thị trường EU do có nhiều lô hàng xuất khẩu vào thị trường này vi phạm hàng rào chất lượng.
Trong năm 2012, EU đã cảnh báo khi phát hiện có 3 lô hàng rau xanh nhập khẩu từ Việt Nam có sâu đục lá, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã ra thông báo ngừng cho phép xuất khẩu vào EU 5 mặt hàng gồm: húng quế, ớt, cần tây, khổ qua (mướp đắng), ngò gai (sẽ tạm ngừng làm thủ tục xuất khẩu đến ngày 1/2/2013).
Ngoài EU, một số thị trường khác cũng gửi cảnh báo về một số lô hàng chưa qua kiểm dịch, có dị vật lạ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.
Để xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch cao, việc tăng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và làm theo quy trình quốc tế là điều then chốt
Theo đánh giá, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam, do sự thuận lợi về địa lý, và do kiểm soát chất lượng không quá chặt chẽ như EU, Nhật Bản hay Mỹ. Nhưng để phát triển lâu dài, việc nâng cao chất lượng là bắt buộc, càng làm nhiều với thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm và tính chuyên nghiệp của các nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam mới càng được nâng cao. Tuy nhiên, để đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn hơn, rau quả Việt Nam cần đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường EU.
Theo Vinafruit, mặc dù nổi tiếng là "vương quốc" của rau quả, nhưng trong năm 2012, Thái Lan đã trở thành 1 trong 10 thị trường xuất khẩu rau quả chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Do chất lượng rau quả của Việt Nam đã nâng lên, cùng lúc Thái Lan đang tập trung vào trồng hoa xuất khẩu, đặc biệt là hoa phong lan có giá trị rất cao, nên có những mặt hàng rau quả Thái Lan không quan tâm, cùng với đà sản xuất rau, quả đạt chất lượng cao mà Việt Nam đã làm được và đang làm rất tốt, nên rau quả Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Thái Lan.
Tổng thư ký Vinafruit, cho biết xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới tăng cao là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Để giúp cho doanh nghiệp có hướng đi bài bản chuyên nghiệp, trong thời gian qua, Hiệp hội đã khuyến cáo doanh nghiệp và các hộ trồng rau quả phải thực hiện thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các nhà nhập khẩu. Để xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch cao, việc tăng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và làm theo quy trình quốc tế là điều then chốt lúc này. Bên cạnh đó, cần nhất là phải ổn định vùng nguyên liệu.