Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam từ Canađa trong quí I/2014 đạt 84,14 triệu USD, giảm 2,23% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quí đầu năm 2014 Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Canađa những mặt hàng: Phân bón các loại; đá quý, kim loại quý và sản phẩm; thức ăn gia súc và nguyên liệu; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; đậu tương; lúa mì; phế liệu sắt thép; dược phẩm… Trong đó nhóm mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Canađa, chiếm gần 20% tổng trị giá nhập khẩu.
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn thứ hai, trị giá 12,28 triệu USD, tăng rất mạnh tăng 127,63% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ ba là mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, trị giá 11,83 triệu USD, tăng 126,95% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quí I đầu năm 2014, Việt Nam gia tăng nhập khẩu từ thị trường Canđa một số mặt hàng: Đậu tương tăng 212,14%; lúa mì tăng 101,17%; phế liệu sắt thép tăng 111,66%; dược phẩm tăng 126,11%; thủy sản tăng 98,62%; nhập khẩu Ôtô nguyên chiếc các loại tăng 128,97%.
Mặt hàng giảm nhập khẩu nhiều nhất là áy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 87,99%; sắt thép các loại giảm 63,46%; áy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 43,57% so với cùng kỳ năm trước.
Quan hệ thương mại với Canađa
Việt Nam và Canađa có tiềm lực kinh tế không nhỏ nhưng quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Mặc dù quan hệt hương mại giữa Việt Nam và Canađa tăng trưởng tương đối ổn địnhtrong nhiều năm qua, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu vào Canađa.
Canada tập trung tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại châu Á, bằng cách theo đuổi các hiệp định bảo hộ và xúctiến đầu tư song phương, đặc biệt với Trung Quốc và Ấn Độ, hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, khuôn khổ kinh tế chung với Nhật Bản. Canađa cũng đang xúc tiến đàm phán hiệp định tương tự với Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canađa, các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường giao dịch dựa trên cơ sở mẫu hàng, do vậy các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng quy định và tiêu chuẩn của Canađa về an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu, chất lượng.
Số liệu của Tổng cục hải quan về nhập khẩu từ Canađa 3 tháng đầu năm 2014
Mặt hàng
|
3Tháng/2013
|
3Tháng/2014
|
Tăng/giảm so với năm trước (%)
|
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng
|
|
86.065.333
|
|
84.147.614
|
|
-2,23
|
Phân bón các loại
|
53.406
|
25.003.467
|
44.185
|
15.319.097
|
-17,27
|
-38,73
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
|
5.399.119
|
|
12.289.888
|
|
+127,63
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
|
5.215.729
|
|
11.837.100
|
|
+126,95
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
|
|
14.645.540
|
|
8.264.278
|
|
-43,57
|
Đậu tương
|
2.554
|
1.907.194
|
9.518
|
5.953.046
|
+272,67
|
+212,14
|
Lúa mì
|
4.783
|
1.806.721
|
10.500
|
3.634.515
|
+119,53
|
+101,17
|
Phế liệu sắt thép
|
4.291
|
1.665.085
|
9.370
|
3.524.329
|
+118,36
|
+111,66
|
Dược phẩm
|
|
1.047.449
|
|
2.368.363
|
|
+126,11
|
Kim loại thường khác
|
|
3.458.807
|
548
|
2.192.911
|
|
-36,6
|
Hàng thủy sản
|
|
1.080.763
|
|
2.146.609
|
|
+98,62
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
924
|
1.367.629
|
940
|
1.642.811
|
+1,73
|
+20,12
|
Sản phẩm hóa chất
|
|
772.046
|
|
1.096.400
|
|
+42,01
|
Sắt thép các loại
|
3.721
|
2.856.596
|
1.880
|
1.043.853
|
-49,48
|
-63,46
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
|
814.333
|
|
860.542
|
|
+5,67
|
Cao su
|
456
|
1.905.099
|
242
|
792.053
|
-46,93
|
-58,42
|
Nguyên phụ liệu dệt, may da giày
|
|
992.242
|
|
674.204
|
|
-32,05
|
Ôto nguyên chiếc các loại
|
5
|
269.163
|
12
|
616.300
|
+140
|
+128,97
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
|
715.557
|
|
518.836
|
|
-27,49
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
|
368.971
|
|
453.761
|
|
+22,98
|
Máy vi tính, sảnphẩm điện tử và linh kiện
|
|
3.413.552
|
|
409.956
|
|
-87,99
|
T.Nga
Nguồn: Vinanet