Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các nước GCC không sản xuất được lúa gạo và phải nhập khẩu hoàn toàn. Các nước GCC áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung, theo đó, mức thuế nhập khẩu gạo là 0%. Tại các nước GCC, thương nhân được tự do kinh doanh gạo. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của các nước GCC năm 2014 đạt khoảng 3,27 tỷ USD, tương đương với khoảng 2,9 triệu tấn.

Với khối lượng này, mức giá nhập khẩu trung bình của mặt hàng gạo tại các nước GCC khoảng 1.120 USD/tấn, cho thấy GCC chủ yếu tiêu dùng gạo basmati, gạo đồ, gạo thơm cao cấp. Xét về giá trị, kim ngạch nhập khẩu gạo của 6 nước GCC chiếm khoảng 13,4% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thế giới.

Ả-rập Xê-út là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong số các nước GCC với giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt 1,67 tỷ USD, tương đương 1,4 triệu tấn. Tiếp theo là UAE với 678 triệu USD (tương đương 767 ngàn tấn), Cô-oét 318 triệu USD (205 ngàn tấn), Ca-ta 270 triệu USD (237 ngàn tấn), Ô-man 258 triệu USD (216 ngàn tấn), Ba-ranh 77 triệu USD (72 ngàn tấn).

Trong số các nước GCC thì giá nhập khẩu gạo trung bình tại UAE có mức giá thấp nhất, cho thấy, ngoài gạo basmati, UAE còn nhập khẩu nhiều loại gạo khác có giá thấp hơn, do UAE là thị trường tái xuất gạo sang các nước khu vực Trung Đông và Châu Phi, đồng thời do tại UAE, các chủng loại gạo thông thường được tiêu thụ bởi cộng đồng khá lớn người nước ngoài từ châu Á sang sinh sống, làm việc, và khách du lịch đến UAE. Năm 2014, giá trị tái xuất gạo của UAE đạt khoảng 91,6 triệu USD, chủ yếu sang các nước: Bê-nanh (39 triệu USD); Ô-man (30 triệu USD); Mozambique (11 triệu USD); Zimbabwe (6 triệu USD); Nam Phi, Uganda, Ba-ranh, v.v…

Các thị trường cung cấp gạo lớn nhất cho các nước GCC là Ấn Độ, Pakistan (chủ yếu là gạo basmati, mức giá dao động từ 900 đến 1700 USD/tấn). Ả-rập Xê-út và UAE là hai nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong số các nước GCC. Giá trị nhập khẩu gạo của Ả-rập Xê-út từ Ấn Độ và Pakistan chiếm tới 90% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả-rập Xê-út. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu gạo của UAE từ hai nước này cũng chiếm tới 92% tổng giá trị nhập khẩu gạo của UAE.

Ngoài ra, GCC nhập khẩu gạo cao cấp từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Italy (mức giá dao động từ hơn 2000 USD đến hơn 4.000 USD/tấn). Gạo thường mới mức giá thấp hơn (dao động từ 500 USD đến 700 USD/tấn) được nhập khẩu vào GCC từ các nước như Hoa Kỳ, Urugoay, Brazil, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka …

Bảng: Kim ngạch nhập khẩu gạo của các nước GCC năm 2014

Thị trường nhập khẩu
Giá trị NK  2014 (ngàn USD)
Khối lượng NK  2014 (tấn)
Giá (USD/tấn)
Tăng trưởng trung bình về giá trị 2010-2014 (%)
Tăng trưởng về khối lượng 2010-2014 (%)
Tăng trưởng về giá trị 2013-2014 (%)
Tỷ trọng (%) trên tổng KN NK của thế giới
Thế giới
24.500.775
40.070.713
611
6
16
5
100
GCC
3.274.245
2.923.891
1.120
 
 
 
13,4
Ảrâp Xê út
1.671.421
1.424.063
1.174
14
5
17
6,8
UAE
678.589
767.612
884
-14
-15
13
2,8
Cô-oét
318.429
205.593
1.549
4
3
45
1,3
Ca-ta
270.328
237.727
1.137
15
7
131
1,1
Ô-man
258.260
216.587
1.192
18
10
13
1,1
Ba-ranh
77.218
72.309
1.068
7
8
17
0,3
Nguồn: Trademap, ITC

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang GCC khoảng 29,7 triệu USD mặt hàng gạo. Các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại khu vực GCC là UAE (17 triệu USD) và Ả-rập Xê-út (7,9 triệu USD). Hai thị trường này chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang 6 nước GCC.

Bảng: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang GCC năm 2014

Tên thị trường nhập khẩu

KN NK từ Việt Nam (USD)

Tỷ trọng
GCC
29.721.953
100%
UAE
17.023.462
57%
Ả-rập Xê-út
7.960.938
27%
Ca-ta
3.455.259
12%
Ba-ranh
661.075
2%
Cô-oét
471.835
2%
Ô-man
149.384
1%

 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nguồn:Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT)/ Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á

Nguồn: Internet