EU và Mỹ đang có đề xuất dự thảo thỏa thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch trong khuôn khổ WTO. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hướng dẫn sử dụng. Bởi vậy, khi quy định như vậy được thực hiện, các DN dệt may Việt Nam phải thu thập đầy đủ thông tin và chuẩn bị để hàng hóa phù hợp với quy định mới.
 
Mặt khác để thâm nhập sâu hơn, doanh nghiệp cần lưu ý, doanh nghiệp cần nhìn nhận từ góc độ cầu của thị trường EU về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như phân khúc thị trường, dân số…Ở đây, điều rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng.
 
Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ, mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu  của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp phải tích cực tiếp cận thông tin, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học trong ngành dệt may, cả trong nước và quốc tế, để tổ chức lại sản xuất, thích ứng với nhu cầu của thị trường.

Nguồn: Vinanet