Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 01/2015 (từ 01/01 đến 15/01) đạt 12,11 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Như vậy, so với kỳ 2 tháng cuối cùng của năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước giảm tới 18,1% (tương đương giảm 2,67 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ đầu tiên của năm 2015 đã thâm hụt 522 triệu USD, bằng hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về xuất khẩu:

Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 01/2015 đạt 5,79 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu tháng 01/2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 115 triệu USD so với kỳ 1 tháng 1 năm 2014, trong đó chủ yếu do giảm xuất khẩu ở một số nhóm hàng như: nhóm hàng phương tiện vận tải & phụ tùng giảm 394 triệu USD, hàng thủy sản giảm 58 triệu USD, dầu thô giảm 46 triệu USD, gạo giảm 44 triệu USD, xăng dầu các loại giảm 35 triệu USD... Tuy nhiên, một số nhóm hàng xuất khẩu khác lại đạt được mức kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: điện thoại các loại & linh kiện tăng 253 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 194 triệu USD, giày dép các loại tăng 58 triệu USD.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 3,92 tỷ USD, tăng 3,8% so với 15 ngày đầu tháng 01/2014 và chiếm 68% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01 đến 15/01/2015 và so sánh với cùng kỳ năm 2014

Tên mặt hàng chủ yếu

Kim ngạch xuất khẩu từ 01/01 đến 15/01/2015

(Triệu USD)

So với cùng kỳ 2014

Kim ngạch tăng/giảm

Tốc  độ tăng/giảm

TỔNG TRỊ GIÁ

5.794

-115

-2,0

Trong đó: Doanh nghiệp FDI

3.924

144

3,8

Điện thoại các loại & linh kiện

1.059

253

31,4

Hàng dệt, may

832

-20

-2,4

Máy vi tính, s/p điện tử & linh kiện

575

194

50,8

Giày dép các loại

495

58

13,3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng

257

22

9,4

Gỗ và sản phẩm gỗ

247

-22

-8,2

Phương tiện vận tải và phụ tùng

214

-394

-64,8

Hàng thủy sản

206

-58

-22,0

Dầu thô

152

-46

-23,4

Máy ảnh, máy quay phim & linh kiện

112

20

21,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về nhập khẩu:

Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 01/2015 đạt 6,32 tỷ USD, tăng 15%  so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 01/2015 tăng 823 triệu USD so với nửa đầu tháng 01/2014; trong đó, nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 310 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 174 triệu USD, sản phẩm từ sắt thép tăng 118 triệu USD, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày tăng 87 triệu USD, điện thoại các loại & linh kiện tăng 86 triệu USD, sắt thép các loại tăng 55 triệu USD,...Tuy nhiên, trong 15 ngày đầu tháng 1 năm nay, nhập khẩu nhóm hàng xăng dầu các loại giảm mạnh, giảm tới 46% (tương đương giảm 132 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01/2015 – 15/01/2015 và so sánh với cùng kỳ năm 2014

Tên mặt hàng hóa chủ yếu

Kim ngạch nhập khẩu từ 01/01 đến 15/01/2015 (triệu USD)

So với cùng kỳ năm 2014

Kim ngạch tăng/giảm (Triệu USD)

Tốc độ tăng/giảm(%)

TỔNG TRỊ GIÁ

6.316

823

15,0

Trong đó: Doanh nghiệp FDI

3.801

632

19,9

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1.214

310

34,2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

901

174

23,9

Điện thoại các loại và linh kiện

386

86

28,5

Vải các loại

377

51

15,5

Sắt thép các loại

311

55

21,4

Sản phẩm từ sắt thép

224

118

110,9

Chất dẻo nguyên liệu

218

-30

-11,9

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

172

26

18,0

Xăng dầu các loại

155

-132

-46,0

Kim loại thường khác

151

7

5,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 01/2015  đạt 3,8 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm hơn 60% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Nguồn: customs.gov.vn

Nguồn: Hải quan Việt Nam