(Vinanet) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2013 xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng đầu năm (giảm 18,34% về lượng và giảm 21,18% về kim ngạch); Tính chung cả 2 tháng đầu năm, tuy lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng 14,83% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn giảm nhẹ 0,54%, đạt 808.874 tấn, tương đương 364,1 triệu USD. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 444,77 USD/tấn FOB.

Theo hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo lũy kế đến ngày 28/02/2013 được 2,981 triệu tấn (bao gồm cả 611.000 tấn năm 2012 chuyển sang) tăng 95,7% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hợp đồng còn lại giao hàng từ tháng 3/2013 là 2,237 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung là 412 ngàn tấn và hợp đồng thương mại là 1,825 triệu tấn.

Trung Quốc đứng đầu trong các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam, với 145,72 triệu tấn, chiếm trên 40% tổng kim ngạch, đạt mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (tăng 701,4% về lượng và tăng 538% về kim ngạch) ; tiếp đến các thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD 2 tháng đầu năm gồm: Singapore 24,86 triệu USD, chiếm 6,83%; Philippines 22,69 triệu USD, chiếm 6,23% (thị trường Phpilippines cũng đạt mức tăng trưởng rất mạnh tới 1.410% về lượng và tăng 1.095% về kim ngạch); Hồng Kông 19,9 triệu USD, chiếm 5,47%; Indonesia 15,75 triệu USD, chiếm 4,33%; Angola 10,31 triệu USD, chiếm 2,83%. 

Thị trường xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2013

 
 
 
Thị trường
 
T2/2013
 
2T/2013

% tăng, giảm T2/2013 so với T1/2013

% tăng, giảm 2T/2013 so với cùng kỳ

Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
 
Trị giá
 
Lượng
 
Trị giá
 
Tổng cộng
362.717
160.116.339
808.874
364.104.655
-18,34
-21,18
+14,83
-0,54
Trung Quốc
186.552
75.988.761
352.635
145.723.342
+11,05
+7,80
+701,39
+537,99
Singapore
18.720
8.630.458
55.062
24.861.079
-42,84
-41,57
-2,11
-7,77
Philippines
31.119
12.843.453
54.031
22.694.653
+34,30
+29,06
+1419,86
+1094,94
Hồng Kông
17.674
8.435.416
37.267
19.902.028
-9,70
-26,32
+5,57
+4,15
Indonesia
17.900
11.232.450
25.000
15.748.725
+152,11
+148,71
-87,90
-86,17
Angola
3.184
1.350.885
24.286
10.311.989
-84,55
-84,57
+102,16
+82,42
Malaysia
3.337
2.294.549
13.591
9.474.584
-67,46
-68,04
-88,27
-85,62
Angieri
7.550
3.125.400
16.926
7.174.746
-19,48
-22,82
+51,33
+31,75
Gana
7.586
4.868.564
10.934
6.851.128
+126,58
+145,57
-49,08
-34,82
Đài Loan
4.828
2.251.336
13.083
5.914.724
-41,52
-38,54
-64,52
-65,55
Nga
6.250
2.846.500
8.875
3.973.600
+138,10
+152,55
+327,71
+304,67

Nam Phi

5.375
2.489.625
6.125
2.842.450
+616,67
+605,63
+5180,17
+2965,96
Đông Timo
2.875
1.148.128
6.822
2.785.729
-27,16
-29,89
+16,62
+3,63
Hoa Kỳ
1.784
1.091.470
4.502
2.784.247
-34,36
-35,52
+58,91
+43,55
Bỉ
515
170.930
5.712
2.022.861
-90,09
-90,77
+76,62
+37,84
Bờ biển Ngà
378
306.900
2.567
1.689.680
-82,73
-77,81
-87,78
-82,24
Senegal
260
211.163
2.902
1.603.052
-90,16
-84,83
-91,65
-87,59
Hà Lan
1.828
790.604
2.326
1.097.059
+267,07
+157,98
+685,81
+496,03
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
790
541.252
1.317
914.978
+37,87
+34,94
+114,15
+120,20
Chi Lê
2.068
857.878
2.068
857.878
*
*
+1278,67
+1134,36
Brunei
0
0
1.380
782.800
*
*
-28,50
-28,57
Ucraina
805
402.910
1.680
773.185
-8,00
+8,81
+295,29
+213,86
Thổ Nhĩ Kỳ
250
117.500
845
405.550
-27,54
-33,07
+576,00
+499,48
Australia
103
81.498
514
355.561
-74,94
-70,26
-2,65
-12,17
Italia
339
181.883
362
192.458
*
*
-14,82
-20,76
Pháp
0
0
163
104.926
*
*
-50,46
-54,23
Tây BanNha
48
21.910
147
68.883
-51,52
-53,36
+96,00
+62,75

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo trong hai tháng đầu năm 2013 có những nội dung đáng chú ý như sau:

Xuất khẩu tháng 02/2013 không đạt kế hoạch do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm 2013 vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (do xuất khẩu trong tháng 01/2013 đạt khá). Thị trường xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2013 phần lớn là hợp đồng thương mại, có giá thấp, chủ yếu là giao hàng đi Trung Quốc, châu Phi, Philippines, Hông Kông và một phần hợp đồng tập trung sang thị trường Cu ba.

Về chất lượng gạo xuất khẩu: tỷ lệ gạo trắng cao cấp chiếm hơn 37,7%, loại gạo trắng trung bình chiếm 31,4%, loại gạo trắng cấp thấp chiếm 9,3%, tấm chiếm 4,8%, gạo thơm chiếm 11,6%, nếp chiếm 3,8%, gạo đồ chiếm 1,2% và lúa chiếm 0,08%.

Giá gạo trong tháng 01/2013 giảm đáng kể, với mức giảm khoảng 20 – 30 USD/tấn so với tháng 12/2012 do nhu cầu yếu và cạnh tranh gay gắt để xuất khẩu. Từ đầu tháng 02/2013 giá gạo loại cao cấp được củng cố lại do điều chỉnh mức giá sàn nhưng nhu cầu vẫn còn yếu kết hợp với thời gian nghỉ Tết. Giá xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 do thiếu hợp đồng tập trung và giá thị trường thế giới sụt giảm. Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo của Ấn Độ và Pakistan từ 30 – 40 USD/tấn.

Hợp đồng đăng ký trong 2 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh ngoài dự kiến mặc dù nhu cầu thị trường sụt giảm do giá thấp. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc, châu Phi, Philippines, Malaysia và Cu ba. Nhưng Philippines chưa cấp hạn ngạch nhập khẩu và đang xử lý việc nhập khẩu gạo lậu nên số lượng hợp đồng ký với thị trường này vẫn chưa khả thi, trong khi Malaysia và Cu ba giao hàng dài hạn cả năm. Do đó, mặc dù số lượng hợp đồng chưa giao hàng còn nhiều nhưng hầu hết là hợp đồng thương mại, khả năng giao hàng dự kiến đạt khoảng 80%. Với số lượng hợp đồng hiện có, tiến độ xuất khẩu thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm 2012 nhưng hiệu quả đạt thấp hơn.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2012 – 2013 với khoảng 3,8 triệu tấn, sau khi cân đối dựa vào tình hình ký kết hợp đồng và khả năng giao hàng, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến kế hoạch xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2013 là 3,5 triệu tấn, trong đó tháng 3 là 0,6 triệu tấn, quý I/2013 là 1,35 triệu tấn và quý II/2013 là 2,15 triệu tấn, tồn kho chuyển sang quý III năm 2013 khoảng 1 triệu tấn.

Theo dự báo của Cục Quản lý Giá, tới đây giá thóc, gạo trong nước tiếp tục ổn định và có thể tăng nhẹ do Chính phủ Thái Lan tiếp tục duy trì chương trình thu mua gạo giá cao nên giá chào bán gạo Thái Lan vẫn đang giữ ở mức cao dẫn đến giá chào bán gạo của Việt Nam cũng tăng. Một số nhà nhập khẩu đã chuyển sang mua gạo Việt Nam, tình hình xuất khẩu khả quan cùng với việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ cũng là một nguyên nhân tác động lên giá gạo trong nước.

 
 

Nguồn: Vinanet