Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang một số thị trường trong 10 tháng năm 2008 như sau:
- Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng 17,35% so với cùng kỳ, đạt 4,3 tỷ USD.
- Kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 1,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 676,4 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan đạt 233,3  triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu sang Asean đạt 123,4  triệu USD, tăng 4,63% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu sang Canađa đạt 143,2  triệu USD, tăng 30,32% so với cùng kỳ.
Trong 10 tháng đầu năm 2008, áo thun là mặt hàng đạt kim ngạch xuất  khẩu cao nhất, trên 1,7 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là mặt hàng quần dài, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 10,4%. Áo jacket xếp vị trí thứ ba với kim ngạch  hơn 1 tỷ USD, tăng 6,34%. Một số mặt hàng khác cũng đạt kim ngạch khá cao là: áo sơ mi, đồ lót, quần áo trẻ em. vải, áo khoác...
Sang năm 2009, được đánh giá là năm đầy khó khăn, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh những khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì ngành dệt may Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định và các doanh nghiệp có thể phát huy các lợi thế này biến những khó khăn, thách thức thành những cơ hội kinh doanh.
Khó khăn:
- Nhu cầu về hàng may mặc trên toàn thế giới giảm, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
- Mỹ xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Trung Quốc
- Mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn nhiều. Do tất cả các nước xuất khẩu đều cố gắng tăng cường khối lượng xuất  khẩu.
Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.
- Tập trung chuyên môn hoá vào các ngành, hàng, mặt hàng mà mình có lợi thế.
- Tăng cường khả năng làm hàng FOB, CIF, giảm thiểu các khâu trung gian để giảm các chi phí không cần thiết.
- Tăng năng suất lao động; giảm chi phí đến mức thấp nhất.
- Giảm thiểu các thủ tục hành chính về thuế và hải quan...để thời gian thông quan hàng hoá được nhanh nhất.

Nguồn: Vinanet