(VINANET) Dệt may là nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước sau nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, với kim ngạch đạt 17,43 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2014, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó riêng tháng 10/2014 đạt gần 1,96 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng 9/2014.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khá tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đơn hàng của các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm khá dồi dào và có triển vọng tích cực sang tới quý I năm 2015. Với đà tăng trưởng xuất khẩu của 10 tháng, dự kiến năm 2014, ngành Dệt may có thể đạt từ 24,5 đến 25 tỷ USD, vượt từ 0,5 đến 1 tỷ USD so với kế hoạch.

Những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng của hàng dệt may trong 10 tháng đầu năm gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Tại thị trường EU, Việt Nam đang có cơ hội mở rộng thị trường do nhu cầu hàng dệt may tại thị trường này rất lớn, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến được ký kết vào năm tới. Trong những thị trường “mới nổi” của ngành dệt may, thị trường Nga được đánh giá là thị trường quan trọng. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 80 triệu USD, năm 2013 đã tăng lên 220 triệu USD và năm 2014 dự kiến sẽ đạt trên 300 triệu USD. Nếu Hiệp định thương mại Việt Nam với Liên minh Thuế quan Nga, Kazathstan, Beralus được ký kết, chính sách thuế, hải quan được thực hiện tốt hơn thì khả năng tăng trưởng sang thị trường Nga sẽ có nhiều triển vọng.

Xuất khẩu dệt may vẫn thuận lợi được cho là do các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được các đơn hàng ở cả 3 tiêu chí: Thứ nhất là chất lượng, giá cả và thời hạn giao hàng. Thứ hai là, xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ một số nước như Bangladesh, Trung Quốc sang Việt Nam do giá nhân công của họ tăng cao hoặc vấp phải những trở ngại về môi trường làm việc cho công nhân, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… Thứ ba là, các nhà nhập khẩu kỳ vọng vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… mà Việt Nam tham gia đàm phán và sắp được ký kết, trong đó có những ưu đãi về thuế cho hàng dệt may xuất khẩu. Thế nhưng, cho đến nay thiếu nguyên phụ liệu vẫn là rào cản đối với sản xuất xuất khẩu. Nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn ít, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ nước thứ ba.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 8,17 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 46,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch với 2,16 tỷ USD, tăng 9,5%, chiếm 12,4%. Đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc, đạt 1,86 tỷ USD, chiếm 10,7%, tăng 37,4% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý là xuất khẩu sang thị trường Senegal, tuy kim ngạch chỉ đạt 14,02 triệu USD nhưng có kim ngạch tăng mạnh nhất, tăng tới 8.398,8%. Bên cạnh đó, một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Chi Lê tăng 252,6%; UAE tăng 53,3%; Australia tăng 47,2%; Hà Lan tăng 45,2%... Tuy nhiên, một số thị trường lại có kim ngạch sụt giảm mạnh so với cùng kỳ gồm: Slovakia, Séc và Gana với mức giảm lần lượt 65,9%, 85,5% và 88,9%.

Số liệu Hải quan xuất khẩu dệt may 10 tháng năm 2014. ĐVT: USD

Thị trường

T10/2014

T10/2014 so với T9/2014 (%)

10T/2014

10T/2014 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

1.955.778.938

+0,7

17.432.660.079

+17,8

Hoa Kỳ

829.447.783

-4,9

8.166.921.792

+14,0

Nhật Bản

241.060.147

-1,8

2.162.968.310

+9,5

Hàn Quốc

322.557.256

-1,7

1.857.361.810

+37,4

Đức

58.733.040

+24,7

627.854.475

+21,4

Tây Ban Nha

64.926.792

+33,4

583.967.443

+39,3

Anh

50.083.645

+0,2

477.805.947

+21,9

Canada

40.309.461

+6,8

404.103.338

+28,4

Trung Quốc

43.243.099

-5,4

387.859.428

+33,2

Hà Lan

34.072.991

+27,4

299.442.242

+45,2

Đài Loan

24.211.588

+4,3

177.530.355

+4,7

Bỉ

17.305.423

+33,6

158.804.117

+23,0

Italy

16.152.487

+39,7

154.387.402

+36,1

Pháp

16.738.889

+45,9

149.122.696

+1,8

Hồng Kông

15.470.709

+0,6

142.749.562

+30,5

Campuchia

14.061.759

+28,0

119.556.152

+2,5

Nga

9.340.563

+18,1

115.917.428

+4,1

Australia

11.577.109

+7,8

108.768.182

+47,2

UAE

14.758.595

+42,1

99.545.084

+53,3

Mexico

7.961.305

-17,7

89.665.681

+30,8

Chi Lê

8.063.492

-7,2

82.443.340

+252,6

Indonesia

10.105.732

+49,5

71.794.023

-2,0

Đan Mạch

6.957.069

+17,6

69.579.151

-7,5

Thụy Điển

5.814.721

-3,4

63.238.777

+9,2

Thổ Nhĩ Kỳ

5.020.786

+45,3

57.064.833

+6,3

Brazil

5.921.941

+16,4

55.792.575

+37,2

Malaysia

5.723.732

-1,1

49.393.465

+16,7

Ả Rập Xê Út

4.244.198

-15,4

45.254.561

-14,9

Ba Lan

4.451.524

-3,9

41.562.945

+47,4

Singapore

4.533.718

+6,8

38.234.022

+14,9

Pilippine

3.892.129

-27,4

35.830.249

+43,8

Thái Lan

4.128.022

+26,6

35.109.379

-11,3

Băng La dest

2.821.521

+27,9

22.345.860

+26,8

Nam Phi

2.022.117

+33,4

18.084.830

+22,0

Na Uy

727.988

-58,6

17.401.177

+0,2

Ấn Độ

1.572.406

+36,0

16.515.600

-7,6

Panama

1.559.117

+25,4

16.008.078

-42,1

Nigieria

504.136

+249,0

15.470.478

+37,6

Áo

2.217.991

+61,0

14.099.161

-40,3

Senegal

4.609.068

+199,6

14.028.959

+8.398,8

Phần Lan

457.916

-65,9

12.850.322

+31,0

Achentina

1.184.591

-0,2

12.621.727

-2,5

New Zealand

1.821.982

+18,4

12.428.588

+11,3

Israel

698.926

-48,2

12.295.696

-4,0

Myanmar

959.699

-7,1

11.419.956

+10,1

Thụy Sỹ

1.145.156

+1,3

11.193.961

-2,3

Angola

1.591.916

+4,3

10.638.618

-31,1

Lào

639.506

-66,6

8.104.496

+17,4

Hungari

392.592

-3,3

6.668.757

-10,7

Ucraina

394.412

+206,7

5.613.286

-44,7

Hy Lạp

995.399

+67,6

5.324.387

-22,5

Ai Cập

388.038

-15,0

4.489.736

-4,0

Slovakia

46.533

-87,9

3.881.240

-65,9

Séc

295.037

-41,7

3.298.697

-85,5

Gana

40.932

*

364.495

-88,9

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/TCHQ

Nguồn: Vinanet