Thị trường xuất xuất khẩu chính là Philippines với 1.564.504tấn, trị giá 849.030.482USD (chiếm 48,53% về trị giá). Thị trường lớn thứ 2 là Malaysia, tiếp đến là Cu Ba…

Thị trường xuất khẩu gạo

STT

Thị trường

Tháng 6
6 tháng
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
1
Ba Lan
144
55.008
4.307
1.818.683
2
Bỉ
2.037
789.474
9.005
3.369.462
3
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
820
343.359
3.451
1.513.110
4
Cu Ba
59.525
25.602.158
271.175
114.784.708
5
Đài Loan
29.524
11.863.058
87.466
35.578.771
6
Hà Lan
75
34.125
707
388.126
7
Hồng Kông
8.841
3.631.316
19.567
8.260.027
8
Indonesia
270
95.150
17.270
6.884.001
9
Irắc
 
 
168.000
67.540.000
10
Italia
46
21.390
6.969
2.658.276
11
Malaysia
60.862
27.382.585
356.422
156.184.940
12
CH Nam Phi
875
440.125
30.948
13.435.011
13
Nga
3.253
1.372.026
44.674
19.332.319
14
Nhật Bản
 
 
4.166
1.725.516
15
Australia
392
190.746
3.160
1.990.359
16
Pháp
 
 
1.775
825.779
17
Philippines
180.895
96.657.010
1.564.504
849.030.482
18
Singapore
39.507
15.534.501
158.143
65.940.711
19
Tây Ban Nha
 
 
3.914
1.522.964
20
Ucraina
1.675
720.950
23.716
10.089.245
Tổng cộng
 
 
3.732.434
1.749.651.830
Giá gạo: hiện giá gạo thế giới vẫn đang giảm do bội thu vụ lúa ở một số nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và một số nước nhập khẩu lớn đã mua gần đủ nhu cầu.
Theo phân tích của các cơ quan chức năng, sau một thời gian tương đối ổn định với chiều hướng tăng, giá xuất khẩu mặt hàng gạo đang vào thời kỳ biến động liên tục, cần được theo dõi sát sao để điều hành xuất khẩu hợp lý, tránh thua thiệt cho người sản xuất và doanh nghiệp.
Dự báo giá gạo xuất khẩu châu Á nói chung có thể tăng trong tháng 9, sau khi Philippines ký hợp đồng mua thêm gạo, dự kiến khoảng nửa triệu tấn từ nay đến cuối năm, chủ yếu từ Việt Nam.
Tuy nhiên, mức giá của mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào động thái của Thái Lan vì nhà xuất khẩu gạo hàng đầu này hiện đang tồn kho đến 7 triệu tấn gạo và có kế hoạch "xả hàng" trong thời gian tới.
Về phần Việt Nam, ngày 7/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) họp với các doanh nghiệp thành viên để đánh giá về tình hình giá lúa gạo trong nước cũng như thế giới nhằm có kế hoạch mua gạo cho nông dân và điều tiết xuất khẩu phù hợp.
Vựa lúa Đồng bằng Cửu Long hiện đang thu hoạch rộ lúa vụ hè thu, giá lúa nhích lên nhẹ. Tuy nhiên, giá gạo trong nước nói chung đang theo chiều hướng giảm.
Theo thống kê của VFA, tính đến ngày 28/8, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 4,4 triệu tấn gạo, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính theo mức giá CIF, bình quân 408,6 USD/tấn, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã chính thức vượt mốc 2 tỷ USD, tăng gần 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường chủ yếu vẫn là châu Á, chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, tiếp đến là châu Phi với trên 17%, châu Mỹ với gần 15%. Tính đến hết ngày 27/8, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được trên 5,6 triệu tấn gạo, tăng gần 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
 

Nguồn: Vinanet