• Dự kiến xuất khẩu 19,5 triệu tấn than trong năm 2009. Tiêu thụ nội địa năm 2009 khoảng 21,5 triệu tấn (Than cho hộ điện 8,4 triệu tấn; hộ xi măng 5,6 triệu tấn; hộ giấy 0,2 triệu tấn; hộ phân bón 0,4 triệu tấn và hộ khác khoảng 6,9 triệu tấn).Dự kiến xuất khẩu than năm 2009 là 19,5 triệu tấn.
  • Kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa năm 2008 đạt 1 tỷ USD.
  • Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 sẽ bị ảnh hưởng bởi sản lượng, dự trữ gạo thế giới tăng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Dự báo tình hình sẽ khả quan hơn vào nửa cuối năm 2009 với lượng xuất khẩu có thể đạt 5 triệu tấn cả năm 2009 do hiện tại trong nước đang dự trữ khoảng 900.000 tấn gạo, giá xuất khẩu dự đoán sẽ giảm làm kim ngạch xuất khẩu giảm.
  • Năm 2008, Việt Nam đã giao 4,65 triệu tấn gạo xuất khẩu trong tổng số 5,1 triệu tấn gạo ký xuất khẩu với kim ngạch đạt 2,9 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2007 (1,4 tỉ USD). Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt mức kỷ lục khoảng 550 USD/tấn năm 2008, cao gần gấp đôi so với mức 295 USD/tấn năm 2007.
  • An Giang: Hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh. Để phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, năm 2009 tỉnh An Giang tập trung khai thác đúng hướng thị trường xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch 850 triệu USD, tăng 13% so năm 2008. Năm 2009 sản phẩm xuất khẩu của tỉnh vẫn là hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản có nhiều thuận lợi vì có lợi thế cạnh tranh.
  • Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2008, sản lượng muối đạt 850.000 tấn, giảm 9,1% so với năm 2007. Mặc dù diện tích làm muối năm 2008 tăng 2,7% so với năm 2007 nhưng sản lượng lại giảm, nguyên nhân chính là do mưa nhiều ở nhiều vùng sản xuất muối trọng điểm.
  • Định hướng cho sự phát triển của ngành cao su Việt Nam tới năm 2020 bao gồm chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp với cao su nguyên liệu. Theo mục tiêu chiến lược của ngành cao su, đến năm 2010 phải phát triển 700.000 ha cao su trong cả nước và đến năm 2015, cả nước sẽ có một triệu ha cây cao su.
  • Bộ Công Thương đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu đặt ra là tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của ngành giai đoạn đến 2010 đạt khoảng 19-20%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 17-18%/năm. Đến năm 2010 đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về các loại thiết bị đường dây điện và trạm biến áp, nâng dần tỉ lệ này lên trên 70% vào năm 2015. Đến năm 2015 đáp ứng 55% nhu cầu trong nước về các loại động cơ điện và một số chủng loại máy phát điện thông dụng;
  • Theo Quyết định số 3281/QĐ-NHNN về lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng (TCTD) và lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 1/1, NHNN áp dụng mức lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ gửi tại NHNN của các TCTD là 0,5%/năm.
  • Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vải dệt may của cả nước đạt  4.454 triệu USD, tăng 12,6% so với năm trước.
  • Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu cao su các loại của cả nước đạt  511 triệu USD, tăng 34,9% so với năm trước.
  • Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đá quí và kim loại quí của Việt Nam năm 2008 đạt 767 triệu USD, tăng 180,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ 11 tháng đầu năm 2008 đạt 942,914 triệu USD, tăng 17,58% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Theo Bộ Công thương, năm 2009 chỉ cần nhập 0,75 triệu tấn Urê trong tổng nhu cầu 1,7 triệu tấn; nhập 0,45-0,5 triệu tấn DAP. Các loại khác như lân, NPK trong nước có thể tự túc được.
  • Năm 2008, xuất khẩu sang Châu Phi ước đạt 1,35 tỉ USD, tăng 96% sovới năm 2007.

Nguồn: Vinanet