(VINANET) - Thời gian qua, hoạt động thương mại-đầu tư Việt Nam-Lào đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng. Kim ngạch thương mại hai chiều song phương năm 2012 đạt hơn 900 triệu USD, tăng 22% so với năm trước và dự kiến sẽ đạt mốc 2 tỷ USD vào năm 2015. Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong số 52 quốc gia tham gia đầu tư vào Lào.
Tiếp tục đà phát triển từ năm 2012, sang đến đầu năm 2013, thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 217 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 181 triệu USD, nhập khẩu 36,4 triệu USD. Như vậy, tháng đầu năm này Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Lào 114,5 triệu USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào trong tháng đầu năm 2013 là giấy và các sản phẩm từ giấy, xăng dầu các loại, hàng rau quả, than đá , hàng dệt may… Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy chiếm 7,11% tỷ trọng – đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và có sự tăng trưởng mạnh so với tháng 1/2012, tăng 6217,48%.
Kế đến là xăng dầu, tăng 44,89% đạt kim ngạch 6,2 triệu USD; rau quả kim ngạch đạt 4,1 triệuUSSD, than đá 3,1 triệu USD….
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào tháng 1/2013
ĐVT: USD
|
KNXK T1/2013
|
KNXK T1/2012
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
181.007.942
|
20.569.452
|
779,98
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
12.868.965
|
203.704
|
6,217,48
|
xăng dầu các loại
|
6.200.894
|
4.279.627
|
44,89
|
Hàng rau quả
|
4.193.111
|
175.908
|
2,283,70
|
than đá
|
3.115.540
|
842.250
|
269,91
|
hàng dệt, may
|
1.456.719
|
743.520
|
95,92
|
sắt thép các loại
|
1.291.730
|
4.621.313
|
-72,05
|
sản phẩm từ sắt thép
|
1.127.100
|
745.867
|
51,11
|
dây điện và dây cáp điện
|
579.026
|
1.101.353
|
-47,43
|
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng
|
|
1.154.866
|
-100,00
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
1.649.545
|
-100,00
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Ngoài ra,Việt Nam nhập khẩu từ Lào các mặt hàng như Ngô 776 nghìn USD; gỗ và sản phẩm gỗ 15,1 triệu USD và kim loại thường khác 1,6 triệu USD – trong đó mặt hàng gỗ và sản phẩm đạt kim ngạch cao nhất.
Trong năm 2012, theo thống kê từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, Việt Nam đã cấp phép cho 22 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 3,8 tỷ USD; trong đó, năm 2012 có 13 dự án đạt số vốn xấp xỉ 400 triệu USD. Trong quá trình đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực triển khai công tác an sinh xã hội, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước bạn tại một số vùng khó khăn với tổng số tiền đạt 35 tỷ USD.
Các doanh nghiệp tiêu biểu về hoạt động này trong hai năm gần đây là: Hoàng Anh Gia Lai với 11 triệu USD, BIDV 6,1 triệu USD, Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Hóa Chất cùng mức 5,6 triệu USD, Golf Long Thành hơn 5 triệu USD.
Nhìn chung các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào đều thực hiện đúng tiến độ; nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 2 vạn lao động địa phương.
Ngay trong quý 1/2013, AVIL đề xuất tổ chức một số sự kiện quan trọng như: Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Bắc Lào tại Luông Pha Băng; động thổ xây dựng sân bay Hủa Phăn; khởi công xây dựng khu căn cứ địa cách mạng Viêng Xay tỉnh Hủa Phăn.
Doanh nghiệp cần biết: Lào tăng cường đầu tư thương mại với ASEAN
Lào đang tăng cường đầu tư và hợp tác với Brunei và các quốc gia ASEAN khác sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 15 năm đàm phán.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Bounkeut Songsamsak cho biết Lào đang tìm cách củng cố các mối quan với các nước trong khu vực, cùng với việc Lào gần đây là một trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á với tăng trưởng GDP 8%.
Lào mất đến 15 năm để tham gia đàm phán gia nhập WTO. Theo họ, tham gia WTO sẽ mở cánh cửa thương mại không chỉ với các quốc gia láng giềng mà xa hơn là ở tầm khu vực và hệ thống thương mại thế giới. Bounkeut cho biết tốc độ phát triển thường niên của Lào hiện nay đang là 8%, một trong 10 quốc gia hàng đầu của thế giới, và họ có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế này.
Một trong những cách thức của họ đó là biến Lào thành “cửa ngõ kết nối” các hoạt động giao nhận vận tải, thương mại và sản xuất nhờ vị trí chiến lược gần như ở trung tâm Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Myanmar).
Thử thách mới cho Lào có lẽ là trở thành một phần của Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) –
Cơ hội sẽ biến Đông Nam Á thành một thị trường và trung tâm sản xuất đơn nhất vào tháng 12/2015.
Lào cho biết tại ASEAN, thử thách lớn nhất là thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên cũ và mới. Quốc gia này cho rằng trong 3 năm tới ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và với ý chí họ có thể đạt được mục tiêu trên.
Phó chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Lào, Oudet Souvannavong, cho biết có lẽ hãy còn sớm để nói trước tình hình kinh tế sẽ thay đổi thế nào sau khi Lào gia nhập WTO.
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm 95% số doanh nghiệp trong nước, hầu hết vẫn còn trong giai đoạn cần phải chuẩn bị cho sân chơi lớn hơn.
Thử thách với Lào hiện tại là hướng dẫn các SMEs tận dụng các cam kết WTO để xuất khẩu sang các quốc gia khác, bên cạnh các quốc gia láng giềng.
Chính phủ nên quan tâm đến những ảnh hưởng mà sự hội nhập kinh tế sẽ thể tác động đối với kinh tế nội địa, đặc biệt nếu các SMEs chưa kịp chuẩn bị.
Outdet cho biết thêm Lào chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các quốc gia ASEAN khác, nên việc hình thành AEC sẽ là thử thách trước mắt với họ, với nguy cơ ngập tràn hàng nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN.