(VINANET) Xuất khẩu thủy sản tháng 7/2014 đã tăng trưởng trở lại sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp. Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 tăng 12,69% so với tháng trước đó, đạt 721,76 triệu USD; đưa tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm lên 4,27 tỷ USD, tăng 25,28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội thủy sản dự kiến xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2014 đạt 7 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2013. Mục tiêu của toàn ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2020.
Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm dự kiến đạt mức cao kỷ lục 3 tỷ USD; cá tra, basa và các mặt hàng thủy sản khác có khả năng đạt 1,8 tỷ USD, trong đó cá ngừ, bạch tuộc có thể sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, theo đánh giá năm 2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với khó khăn như suy thoái kinh tế tại các thị trường lớn, thiếu nguyên liệu cho chế biến, giảm chất lượng nguyên liệu.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 7 tháng đầu năm nay sang hầu hết các thị trường truyền thống và thị trường mới đều tăng trưởng so với cùng kỳ, chứng tỏ rằng thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường toàn cầu.
Theo số liệu Tổng Cục Hải Quan Việt Nam nửa đầu tháng 7 xuất khẩu tôm sang các thị trường đạt 166,1 triệu USD, tăng 31,4% so với nửa đầu tháng 7/2013. Với kết quả này, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/07/2014, xuất khẩu tôm đạt 1,957 tỷ USD, tăng 59,2% so với cùng kỳ trước. 7 tháng đầu năm xuất khẩu tôm vượt mức 2 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 59,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm, đạt 1,165 tỷ USD, tôm sú đạt gần 660 triệu USD. Giá trị xuất khẩu tôm chủ yếu vẫn là các loại tôm sống/tươi/đông lạnh; tôm chế biến (tôm sú và tôm chân trắng) đóng góp khoảng 580 triệu USD.
Việt Nam hiện được coi là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định. Giá tôm sú cao trên thị trường toàn cầu giúp giá trị xuất khẩu tôm sú từ đầu năm đến nửa đầu tháng 7 tăng 8,1%.
Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ - thị trường hàng đầu tiêu thụ các loại thủy sản của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2014, đạt mức tăng trưởng 36,72% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, với trị giá 973,84 triệu USD, chiếm 22,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là cá ngừ, cá ngân, mực khô lột da; trong đó mực khô lột da LB xuất khẩu được giá nhất 25,5 USD/kg, FOB qua cửa khẩu cảng Cát Lái – TPHCM; cá ngừ đóng hộp xuất khẩu qua cảng ICD Phước Long B với giá từ 14,5 – 15,1 USD/kg FOB; cá ngân xuất qua cảng Cát Lái – TPHCM giá 2,8 – 3,33 USD/kg, FOB.
Thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản, chiếm 14,54% trong tổng kim ngạch, đạt 621 triệu USD trong 7 tháng, tăng 5,49% so với cùng kỳ. Thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cá đỏ củ filê và chả cá đồng đông lạnh qua cửa khẩu cảng Cát Lái - TPHCM; trong đó cá đỏ củ (tức cá miền dải vàng) giá từ 2,9 – 4,4 USD/kg FOB tùy kích cỡ, còn chả cá đồng đông lạnh SSS giá 2,78 USD/kg, FOB.
Đứng sau 2 thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản là các thị trường như: Hàn Quốc 343,81 triệu USD, Trung Quốc 257,95 triệu USD, Đức 136,27 triệu USD.
Trong số hầu hết các thị trường tăng trưởng dương về kim ngạch 7 tháng đầu năm nay, thì xuất khẩu sang thị trường Séc mặc dù đạt kim ngạch không cao lắm 5,26 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng trưởng rất mạnh 135%; bên cạnh đó là các thị trường cũng đạt mức tăng trưởng cao trên 60% về kim ngạch so với cùng kỳ như: I rắc (tăng 121,47%, đạt 4,5 triệu USD), Indonesia (tăng 84,64%, đạt 3,23 triệu USD), Hà Lan (tăng 77,12%, đạt 122,18 triệu USD), Thuỵ Điển (tăng 76,48%, đạt 10,66 triệu USD), Đông Timo (tăng 60,65%, đạt 0,66 triệu USD).
Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang các thị trường, đáp ứng được các quy định chất lượng nghiêm ngặt bởi các nước nhập khẩu như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU, các cơ quan liên quan đã theo dõi chặt chẽ việc kinh doanh và sử dụng các chất được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, giúp nông dân có kỹ thuật chuyên môn, và tuân thủ nghiêm các quy tắc trong canh tác.
Hiện nay, khoảng 100 trang trại nuôi cá tra/basa, trong đó có hơn 2.800 ha nước, chiếm khoảng 40% diện tích nuôi cá tra/basa của Việt Nam, đã nhận được giấy chứng nhận sản xuất bền vững như VietGAP, ASC, BAP, SQF 1000/2000 CM. Đáng chú ý là 2.000 ha trong số đó đã được xác nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Tất cả các công ty chế biến thực phẩm đông lạnh tại Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia và đang hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP, đủ điều kiện để xuất khẩu sản phẩm của họ. Trong số đó, 415 nhà máy chế biến thủy sản trong nước (chiếm hơn 73%) có đủ điều kiện để xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu.
Đáng chú ý, Việt Nam đang thí điểm một dây chuyền sản xuất cá ngừ theo tiêu chuẩn Nhật Bản ở ba tỉnh miền Trung, cụ thể là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 7 tháng năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T7/2014
|
7T/2014
|
T7/2014 so với T6/2014(%)
|
7T/2014 so cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
721.764.798
|
4.270.589.074
|
+12,69
|
+25,28
|
Hoa Kỳ
|
170.705.386
|
973.841.040
|
+24,27
|
+36,72
|
Nhật Bản
|
109.428.393
|
620.997.230
|
+12,89
|
+5,49
|
Hàn Quốc
|
62.077.708
|
343.806.176
|
+9,19
|
+52,76
|
Trung Quốc
|
36.266.010
|
257.951.128
|
+7,80
|
+25,94
|
Đức
|
23.888.171
|
136.266.090
|
+16,88
|
+26,95
|
Australia
|
18.818.636
|
123.076.787
|
+15,99
|
+34,78
|
Hà Lan
|
23.225.318
|
122.182.696
|
-19,77
|
+77,12
|
Canada
|
22.318.699
|
112.739.088
|
+18,38
|
+38,10
|
Thái Lan
|
16.419.970
|
103.031.404
|
+19,93
|
+34,28
|
Hồng Kông
|
12.500.548
|
85.125.420
|
-1,67
|
+24,50
|
Italia
|
14.934.577
|
84.374.545
|
+23,95
|
+4,85
|
Đài Loan
|
16.442.195
|
81.348.502
|
-0,35
|
+15,54
|
Pháp
|
12.984.553
|
80.999.133
|
+3,91
|
+27,02
|
Tây Ban Nha
|
11.271.466
|
80.752.709
|
-16,63
|
+13,21
|
Anh
|
18.512.792
|
79.507.131
|
+29,89
|
+15,68
|
Bỉ
|
12.983.385
|
76.422.722
|
+32,67
|
+51,11
|
Braxin
|
9.979.091
|
71.510.491
|
+6,86
|
+18,14
|
Mexico
|
6.011.300
|
60.562.572
|
-3,68
|
-7,67
|
Singapore
|
9.142.033
|
56.972.576
|
+10,29
|
+12,73
|
Thuỵ Sĩ
|
7.987.399
|
50.923.417
|
+79,97
|
+39,76
|
Malaysia
|
5.305.522
|
40.821.596
|
-14,89
|
+24,26
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
5.698.260
|
39.400.745
|
+7,16
|
+30,44
|
Ai Cập
|
7.906.380
|
39.069.116
|
+19,77
|
+2,16
|
Ả Rập Xê út
|
4.358.868
|
37.894.270
|
-22,86
|
+14,73
|
Colômbia
|
5.759.235
|
37.484.916
|
+0,99
|
+27,59
|
Nga
|
4.231.421
|
34.479.416
|
+7,19
|
+0,97
|
Philippines
|
7.043.118
|
32.471.247
|
+51,68
|
+22,69
|
Israel
|
4.752.397
|
28.337.868
|
-28,50
|
+14,47
|
Bồ Đào Nha
|
5.887.219
|
28.190.367
|
+6,17
|
+16,11
|
Đan Mạch
|
3.900.607
|
21.975.130
|
+104,99
|
+59,95
|
Ucraina
|
3.989.766
|
21.760.714
|
+1,17
|
-5,82
|
NewZealand
|
2.301.068
|
12.447.959
|
+43,13
|
+40,77
|
Ba Lan
|
2.834.590
|
11.563.890
|
+154,09
|
-8,93
|
Thuỵ Điển
|
2.190.175
|
10.664.516
|
+19,68
|
+76,48
|
Hy Lạp
|
2.014.350
|
9.199.473
|
+35,97
|
+20,88
|
Campuchia
|
1.184.580
|
8.512.932
|
+13,99
|
-45,61
|
Ấn Độ
|
1.417.354
|
8.485.468
|
+9,29
|
+36,44
|
Cô Oét
|
998.259
|
7.280.338
|
+6,36
|
+35,65
|
Pakistan
|
1.087.461
|
6.996.560
|
+70,72
|
+11,41
|
Séc
|
860.070
|
5.262.183
|
-27,81
|
+135,21
|
Rumani
|
576.078
|
4.960.652
|
-18,05
|
+4,85
|
I rắc
|
669.565
|
4.497.416
|
+39,81
|
+121,47
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
557.392
|
4.491.964
|
-13,04
|
+47,45
|
Indonesia
|
386.546
|
3.233.013
|
+3,91
|
+84,64
|
Brunei
|
58.533
|
810.531
|
-69,92
|
-9,97
|
Đông Timo
|
31.500
|
663.863
|
-12,50
|
+60,65
|
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet