Trong năm 2007, tình hình nhập khẩu phân bón không có nhiều biến động. Nhìn chung, diễn biến nhập khẩu vẫn diễn ra khá giống theo chu kỳ nhập khẩu của nhiều năm trước đây.Hai tháng đầu năm, nhập khẩu ở mức thấp do nhu cầu phân bón cho vụ đông xuân 2006-2007 đã tạm đủ cung ứng. Các tháng tiếp theo, nhập khẩu bắt đầu tăng tốc độ nhu cầu vụ phân bón cho vụ mới tăng.

Nhập khẩu trong các tháng tiếp theo lên xuống thất thường. Thời gian này, nhu cầu mua Urê tại các nước châu Á nhìn chung cũng đều chững lại, thị trường giao dịch urê thế giới kém sôi động. Giá bán lẻ phân urê trong nước thời gian này cũng giảm xuống còn 4600 đến 4800 đ/kg.

Những tháng cuối năm 2007, giá phân bón trong nước đã tăng rất mạnh chủ yếu là tác động của giá thế giới tăng cao. Mặc dù, giá phân bón tăng cao nhưng lượng phân bón nhập khẩu trong thời gian này lại tăng mạnh. Đặc biệt là tháng 11/2007 lượng phân bón nhập về đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 394,7 nghìn tấn.

Trong năm 2007, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 55% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước, bỏ khá xa so với nhà cung cấp lớn thứ hai là Nhật Bản với tỷ trọng 7,3%. Trong năm 2007, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh, tăng tới 70% về lượng và tăng 94% về trị giá so với năm 2006, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá trên 579 triệu USD. Chủng loại phân bón nhập về chủ yếu từ thị trường này là Urê, DAP, SA và MAP.

Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2007

(tỷ trọng tính theo lượng)

Urea

34,3%

DAP

28,7%

SA

17,8%

MAP

5,5%

NPK

3,4%

Phân lân

1,1%

Kali

0,5%

MOP

0,3%

Loại khác

8,3%

Đặc biệt năm 2007, Nhật Bản đã vượt qua Nga trở thành thị trường cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Việt Nam, đạt hơn 280 ngàn tấn với kim ngạch 41,59 triệu USD, tăng 0,77% về lượng và tăng 33,36% về trị giá so với năm 2006. Chủng loại phân bón nhập về từ thị trường này chủ yếu là SA. Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ Belarus và Israel tăng rất mạnh.

Trong khi đó, nhập khẩu phân bón từ một số thị trường lại giảm so với năm 2006 như nhập khẩu từ Nga giảm 13,51% về lượng nhưng lại tăng 2,55% về trị giá; nhập khẩu Philippines giảm 7,76% về lượng và giảm 2,14% về trị giá; Canada giảm 24,82% về lượng và giảm 5,88% về tri giá….

(VTIC)

Nguồn: Vinanet