VINANET - Theo số liệu thống kê chính thức, tháng 5/2011, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 229,9 triệu đô la giảm 10,89% so với tháng 4, nhưng tăng 20,29% so với tháng 5/2010, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 1,4 tỷ đô la, tăng 17,86% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tháng 4/2011, Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ lớn cho Việt Nam, nhưng sang đến tháng 5, thì vị trí này lại nhường cho Hoa Kỳ với kim ngạch 117,1 triệu USD trong tháng, tăng 2,05% so với tháng 4 và tăng 10,23% so với tháng 5/2011, nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ 5 tháng đầu năm 2011 lên 505 triệu USD, tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước.

Chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng là ván HDF, ván MDF…

Tham khảo một số chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 5/2011

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá (USD)

Cảng, cửa khẩu

PTTT

Ván ép 1 mặt dán gỗ BULO (0.0052x1.22x2.44 (m))

tấm

12.00

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Ván ép 1 mặt dán gỗ sồi đỏ (0.0052x1.22x2.44 (m))

tấm

12.00

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Ván HDF 1 mặt dán gỗ Sồi Đỏ (0.6mm) (0.003x0.9271x2.4511 (m))

tấm

10.03

Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)

FOB

Ván HDF 1 mặt dán gỗ Sồi Đỏ (0.6mm) (0.003x0.09271x2.1463(m))

tấm

8.78

Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)

FOB

Ván MDF 1 mặt dán gỗ Sồi Đỏ (0.003x0.9271x2.1463 (m))

tấm

5.14

Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)

FOB

Ghế (450x470x1050)mm, làm bằng gỗ sồi nhập khẩu. Hàng mới 100%.

cái

28.50

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Tủ gỗ cao su xẻ B1428-20 (1625 x 457 x 965)mm

chiếc

137.94

ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)

FOB

Bàn gỗ cao su : 42''x42-60''x36''H

cái

98.00

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Ghế gỗ cao su : 18 1/4''x19''x39 3/4''H

cái

20.30

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Đáng chú ý, thị trường Malaysia đứng thứ 3 trong tháng 4/2011, thì nay sang tháng 5, thị trường này chỉ đứng vị trí thứ 12 và vị trí này thứ 3 này là thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt trong tháng là 43,1 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng 4 và tăng 54,73% so với tháng 5/2010, nâng kim ngạch 5 tháng đầu năm lên 205,7 triệu USD, tăng 32,73% so với cùng kỳ năm 2010.

Gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đang và sẽ là một trong những mặt hàng tiềm năng của Việt Nam xuất khẩu sang thị tường Nhật Bản trong thời gian tới.

Nếu như năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường này đạt 286 triệu USD thì đến năm 2010, kim ngạch đã tăng 28% so với năm 2009( đạt 455 triệu USD) và là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Tính đến hết 5 tháng năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 205,78 triệu USD, tăng 32,73% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5 tăng 54% so với tháng 5 năm 2010.

Những năm gần đây, với chi phí nhân công Nhật Bản cao, đồng thời nguồn nguyên liệu thiếu hụt, khả năng đáp ứng thị trường giảm sút, Nhật Bản có xu hướng chuyển sang nhập khẩu hàng đồ gỗ và các sản phẩm liên quan. Đây chính là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tại thị trường này.

Ngoài ra, với mức thuế suất được hưởng ưu đãi, lao động tay nghề cao, vận chuyển  từ Việt Nam sang Nhật thuận lợi với chi phí không quá cao,… là những lợi thế giúp mặt hàng gỗ của Việt Nam được doanh nghiệp Nhật có cảm tình hơn so với hàng Trung Quốc.

Theo các DN làm hàng mộc xuất khẩu thì những tháng gần đây, nhu cầu về gỗ nguyên liệu trong nước không còn “nóng” như thời điểm đầu năm, thế nhưng giá những mặt hàng gỗ vẫn không hề giảm.

Giữa tháng 5 vừa qua, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính nâng thuế xuất khẩu 2 mặt hàng là gỗ tà vẹt xẻ vuông 20 x 20cm và gỗ xẻ thanh có chiều dài 2m, dày khoảng 4cm nhằm hạn chế mức xuất khẩu gỗ thô. Kiến nghị này của Vifores cũng là sự kỳ vọng của nhiều DN làm hàng mộc xuất khẩu trong nước. Bởi, với tiềm lực tài chính tốt hơn và nhu cầu sử dụng gỗ lớn, các DN nước ngoài sẽ chấp nhận mua gỗ nguyên liệu với giá cao để sản xuất. Còn các DN trong nước sẽ bị đuối sức khi phải đeo theo giá gỗ này, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu hàng mộc.

Để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, cần có cơ chế chính sách hợp lý nhằm phát triển rừng nguyên liệu, trong đó tập trung phát triển gỗ lớn với chu kỳ tuổi rừng đạt từ 10 năm trở lên. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý cho từng chủng loại sản phẩm… Để các chủ rừng mạnh dạn đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho DN thuê đất trồng rừng, thời gian thuê đất hợp lý; có chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho DN trồng rừng, người dân trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định, không phải bán rừng non…

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 5, 5 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK Tháng 5/2011

KNXK 5 tháng 2011

KNXK 5 tháng 2010

% tăng giảm KN so với T4/2011

% tăng giảm so với T5/2010

% tăng giảm so với cùng kỳ

tổng KN

299.908.911

1.466.087.309

1.243.873.425

-10,89

20,29

17,86

HoaKỳ

117.148.949

505.048.133

495.362.103

2,05

10,23

1,96

Trung Quốc

52.640.880

222.806.465

119.447.035

-23,21

79,03

86,53

Nhật Bản

43.146.867

205.781.447

155.037.442

7,50

54,73

32,73

Hàn Quốc

14.039.763

84.836.648

50.122.107

-32,42

-88,15

69,26

Anh

10.996.265

76.725.490

80.265.093

1.349,95

-25,25

-4,41

Đức

6.691.323

51.743.108

50.268.348

-13,95

63,25

2,93

Oxtrâylia

6.535.127

29.576.943

24.963.531

5,76

32,52

18,48

Canada

6.533.647

28.176.991

30.628.116

18,78

0,04

-8,00

Đài Loan

6.260.244

20.739.338

17.491.392

32,98

52,35

18,57

Pháp

4.017.589

29.134.109

35.094.301

-24,29

-14,93

-16,98

HàLan

3.804.667

29.106.049

28.686.453

-30,57

-8,16

1,46

Malaixia

3.101.674

11.816.996

8.033.590

-12,42

41,50

47,09

hongkong

2.930.424

18.324.600

8.323.011

-28,77

171,95

120,17

Bỉ

2.800.424

17.819.746

16.489.847

-19,71

25,49

8,06

ẤnĐộ

2.026.971

11.005.977

4.155.452

-13,44

90,53

164,86

Italia

1.350.432

20.050.500

18.139.721

-62,03

-33,54

10,53

Xingapo

936.386

4.764.559

3.500.416

36,20

-54,57

36,11

Thuỵ Điển

740.457

12.353.167

13.162.511

-65,29

-27,52

-6,15

Tây Ban Nha

737.066

10.288.154

11.192.874

-41,57

-22,48

-8,08

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

618.411

3.331.141

2.803.176

-38,77

-9,09

18,83

Nauy

589.247

4.263.853

2.973.697

-49,77

191,95

43,39

Áo

535.800

2.561.522

2.012.274

56,86

58,27

27,29

Thổ Nhĩ Kỳ

532.196

5.319.775

3.950.267

-52,61

-27,48

34,67

Nga

508.370

2.498.556

723.870

37,74

441,29

245,17

Thuỵ Sỹ

419.172

1.360.796

1.355.147

49,34

803,93

0,42

A rập Xêut

305.034

1.024.871

1.782.705

21,62

-37,83

-42,51

Phần Lan

298.866

3.900.963

5.099.622

-51,71

15,68

-23,50

Hy Lạp

293.186

4.191.631

4.446.829

-44,99

-44,00

-5,74

Bồ Đào Nha

278.875

1.660.417

1.619.721

-20,87

-15,78

2,51

Đan Mạch

207.966

891.154

8.827.897

-83,86

-79,01

-89,91

Mêhicô

193.003

657.077

492.726

-19,14

25,82

33,36

Cămpuchia

166.700

549.480

476.509

145,98

-15,14

15,31

TháiLan

141.939

945.603

3.117.557

-13,22

-77,91

-69,67

Hungari

113.582

266.902

563.488

*

140,81

-52,63

Séc

109.918

963.843

981.290

-21,76

-27,37

-1,78

Nam Phi

105.170

827.241

1.011.670

-54,21

122,08

-18,23

Ba Lan

100.821

3.619.223

5.763.263

-83,10

-53,66

-37,20

Ucraina

83.061

387.118

465.065

14,18

-49,57

-16,76


(Ng.Hương)

Nguồn: Vinanet