(VINANET) - Trái ngược với tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong tháng đầu năm 2014, sang tháng 2/2014, xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm đã giảm 38,64% so với tháng 1/2014, tính chung 2 tháng 2014, xuất khẩu mặt hàng này giảm 20,22% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang 18 quốc gia, trong đó Hoa Kỳ đạt kim ngạch cao nhất, 8,3 triệu USD, chiếm 28,9% thị phần, tăng 8,65% so với 2 tháng năm 2013, tính riêng tháng 2/2014, thì xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ lại giảm kim ngạch so với tháng đầu năm, giảm 40,06%, tương đương với 3,1 triệu USD.

Thị trường đạt kim ngạch lớn thứ hai sau Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 7,1 triệu USD, tăng 40,65%; kế đến là Đức 4,3 triệu USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm trước…

Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Bỉ tuy kim ngạch chỉ đạt 706 nghìn USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 48%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu mây, tre, cói thảm 2 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNXK T2/2014
KNXK 2T/2014
KNXK 2T/2013
% +/- KN so cùng kỳ
tổng KN
14.821.006
28.985.121
36.331.921
-20,22
Hoa Kỳ
3.138.761
8.387.839
7.720.119
8,65
Nhật Bản
3.299.729
7.188.688
5.110.962
40,65
Đức
1.186.033
4.351.340
3.946.275
10,26
Anh
667.786
1.654.388
1.364.922
21,21
Canada
475.978
1.542.437
1.115.137
38,32
Pháp
443.198
1.406.804
1.697.694
-17,13
Oxtrâylia
345.426
1.343.035
1.010.924
32,85
Hàn Quốc
540.591
1.204.066
954.907
26,09
Hà Lan
321.408
1.188.958
1.205.866
-1,40
Ba Lan
621.242
1.056.931
745.051
41,86
Tây Ban Nha
370.423
944.801
657.630
43,67
Thuỵ Điển
288.452
754.882
524.472
43,93
Đài Loan
356.610
735.264
765.735
-3,98
Bỉ
292.112
706.031
477.042
48,00
Nga
246.289
696.206
2.655.096
-73,78
Italia
280.906
675.831
688.582
-1,85
Đan Mạch
71.130
415.547
524.152
-20,72

Theo kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, bằng sự đầu tư cho thiết kế mẫu mã, nguyên liệu, tay nghề của đội ngũ lao động và tổ chức nghiên cứu xu hướng thị trường thì doanh nghiệp ngành hàng thủ công mỹ nghệ đã mở rộng được cánh cửa xuất khẩu vào EU – thị trường nổi tiếng khó tính.

Các doanh nghiệp cho biết, thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi vào thị trường này. Bên cạnh thiết kế mẫu mã sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi chinh phục thị trường EU, cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải định vị được giá sản phẩm nằm ở phân khúc nào để có mức giá thành tương ứng…

Thiết kế mẫu mã sản phẩm là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ tiến sâu hơn vào thị trường EU. Bản thân EU cũng là thị trường truyền thống và quan trọng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu của ngành vào thị trường này luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Đơn cử,  hai tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào một số thị trường trong khối tăng mạnh so với cùng kỳ như: Đức đạt 4,3 triệu USD, tăng 10,26%; Tây Ban Nha đạt 944 nghìn USD, tăng 43,67%; Thụy Điển 754,8 nghìn USD, tăng 43,93%....

Theo ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương: Thiết kế là vấn đề rất quan trọng với việc thúc đẩy xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nhưng nhìn chung năng lực thiết kế của ngành còn hạn chế nên sự sáng tạo trong sản phẩm chưa rõ nét, chưa tạo được sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức các chương trình tư vấn giúp doanh nghiệp nắm được những nội dung cơ bản về xu hướng và cách thức phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, cục đang phối hợp với Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức chương trình Thiết kế sáng tạo và tiếp cận thị trường hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất châu Âu. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong ngành tìm hiểu xu hướng thị trường và xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp sang thị trường EU trong năm 2014.

Để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào thị trường Anh, các doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng dòng sản phẩm riêng, độc đáo, có thông tin truyền tải về sản phẩm. Mẫu mã, màu sắc sản phẩm cũng cần chú ý thay đổi theo mùa và theo các kỳ nghỉ lễ của người tiêu dùng trong năm….

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Báo Công Thương

Nguồn: Vinanet