 |
|
Theo bản tin thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên cặp cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm – La Pù xuất hiện trạng thái ngưng kể từ ngày 5/9/2011 đến nay. Theo nhận định của cơ quan chức năng Việt Nam tại cửa khẩu Móng Cái, tình hình này sẽ kéo dài đến giữa thượng tuần tháng 10 tới, tức là sau Quốc Khánh Trung quốc khoảng 5 ngày. Hiện nay, chỉ những doanh nghiệp thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) có giấy phép đặc biệt mới được giao dịch nhập khẩu cao su từ Việt Nam, nhưng giá mặt hàng nhập khẩu này phải thực hiện sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, không vượt quá 29.000 NDT/tấn, bằng mức giá ngày đầu tháng 9. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đã tạm ngừng việc chuyển hàng cao su ra cửa khẩu; nhiều doanh nghiệp khác hạn chế xúc tiến giao dịch. Nguyên nhân của vấn đề trên không được phía đối tác giải thích minh bạch. Các lực lượng tham gia xuất khẩu cao su thiên nhiên, một số chờ đợi sự phục hồi hoạt động trở lại bình thường, nhiều đơn vị, công ty chuyển hướng thị trường đến Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia thuộc EU.
Sau khi Nhà nước đình chỉ việc cho phép các hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản, từ đầu tháng 9 đén nay, việc xuất khẩu khoáng sản sang thị trường Trung Quốc đã giảm rõ rệt. Gần hai hục hợp đồng mua bán khoáng sản đã ký giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có khả năng không được thực thi do không có nguồn hàng. Các giai dịch xuất nhập khẩu khoáng sản thô có thể hoàn toàn chấm dứt từ giai đoạn này. Đối với những giao dịch về các sản phẩm quặng qua chế biến, nhất là các loại tinh quặng vẫn được xúc tiến bình thường nhưng sản lượng không lớn. Các sản phẩm tinh quặng Titan (TiO2) chỉ có số hàm lượng từ 48% đến 85% phía đầu tư vẫn có nhu cầu lớn và có giá xuất khẩu cao. Loại TiO2 >=48% giá 2.760 NDT/tấn. Loại TiO2>=85% giá 4.700 NDT/tấn. Từ giữa tháng 9/2011, phía đối tác sẽ tăng thêm 10% giá các sản phẩm này để hút hàng.
Xuất khẩu các sản phẩm dây và cáp điện “Hàng Việt Nam chất lượng cao” sang thị trường khu vực Tây Nam Trung Quốc đang được duy trì tốt và có khả năng ngày càng mở rộng hơn. Trong 2 đầu quý 3/2011, sản lượng xuất khẩu dây điện các loại đạt 200 tấn/tháng; cáp điện đạt 170 tấn/tháng. Bước sang tháng 9, theo các hợp đồng đã ký, sản lượng giao dịch về dây điện các loại là 280 tấn và cáp điện là 200 tấn. Từ đầu năm 2011 đến nay hai mặt hàng dây điện và dây cáp điện chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Quảng Tây và một phần tỉnh Quý Châu (vùng giáp danh Quảng Tây). Các hợp đồng ký trong tháng 9 đã được mở rộng đối với các khách hàng hầu hết tỉnh Quý Châu và đang mở rộng tiếp sang Vân Nam. Về lợi ích kinh doanh, các sản phẩm dây điện và cáp điện “Hàng Việt Nam chất lượng cao” xuất khẩu vào khu vực thị trường Tây Nam Trung Quốc đạt hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu được từ 20% trở lên so với tiêu thụ nội địa.
Tháng 9 năm nay, theo dự báo nhập khẩu thép tấm phẳng từ Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu cao của ngành công nghiệp đóng tàu, các hạng mục công trình thủy điện, dàn khoan dầu khí v.v… Tháng 9 này, sản lượng giao dịch thép tấm phẳng giao nhận tại cảng nổi Vạn Gia (Móng Cái) đạt khoảng 3.000 tấn, tăng hơn so với tháng 8/2011. Hiện tại, giá xuất khẩu thép tấm phẳng của Trung Quốc đang ổn định. So với các nguồn nhập khẩu khác, thép tấm phẳng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá thấp hơn khoảng 5-7%.