(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 9/2013, nhập khẩu phân bón tiếp tục tăng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 21,91% và tâng 6,37% tương đương với 3,3 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD. Trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ đầu năm cho đến nay, chiếm 50,7% tỷ trọng.

Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 587,8 triệu USD, tăng 15,26% về lượng nhưng lại giảm 1,52% về trị giá.

Tính riêng tháng 9/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 329 nghìn tấn phân bón các loại từ thị trường Trung Quốc, trị giá 96,4 triệu USD. Các chủng loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 9 là DAP, SA, Urê, trong đó lượng DAP được nhập khẩu về nhiều nhất, khoảng trên 3 nghìn tấn, với đơn giá trung bình 440,6 USD/Tấn, CFR.

Tham khảo giá nhập khẩu một số chủng loại phân bón nhập từ thị trường Trung Quốc trong tháng 9/2013.

                                                                                                                             (Nguồn số liệu: TCHQ)
Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Ammonium sulphate , đóng bao 50kg/bao, xuất xứ Trung Quốc

tấn
120
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân Amoni Clorua đóng bao 50kg/bao, xuất xứ Trung Quốc.

tấn
125
Cảng Chùa vẽ (Hải phòng)
CIF

Phân đạm hạt nhỏ (Prilled Urea), màu trắng. Hàng đóng bao (50kgs/ bao)

tấn
309
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân Di Ammonium Phosphate (DAP) dạng hạt, màu vàng. Hàng đóng bao (50kgs/ bao)

tấn
451
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân đa yếu tố 15-9-20+TE - (Zn:150ppm, B:150ppm, Mn:150ppm, Fe:150ppm); Hàng mới 100%

tấn
470
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân bón NPK dạng viên 30-9-9+1.5MgO+T.E

tấn
541
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân bón dùng trong nông nghiệp Ammonium Sulphate (SA) (50Kg/Bao)

tấn
123
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân đạm UREA. Công thức hóa học (NH2)2CO. Tịnh : 50kg/bao

tấn
317
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân Di Ammonium Phosphate (DAP) dạng hạt, màu vàng. Hàng đóng bao (50kgs/ bao)

tấn
451
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR
NLSX Phân bón Potassium Humate
tấn
685
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Kali Clorua ( KCL ) Hàng mới 100% do TQSX

tấn
751.51
Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
DAF

Phân bón dùng trong nông nghiệp Ammonium Sulphate (SA) (50Kg/Bao)

tấn
120
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR
Phân bón Prilled Urea.
tấn
321
Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)
CFR
Phân bón DAP hàng rời
tấn
440.64
Cảng Gò Dầu (Ph­ớc Thái - Đồng Nai)
CFR

Phân DAP (Diammonium Phosphate). Trọng lư­ợng 50kg/bao, Bao 2 lớp PP/PE do TQSX

tấn
446.06
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAF

Nguyên liệu phân bón Magnesium Sulphate heptahydrate, hàm l­ợng Magiê (Mg) 9.6%, đóng gói 50kg/bao

tấn
108
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón SA (Ammonium Sulphate) -Hàng bao ( 50kg/bao)

tấn
120
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân bón Amoni Clorua (NH4Cl), đóng gói 50kg/bao

tấn
130
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân đạm hạt nhỏ (Prilled Urea), màu trắng. Hàng đóng bao (50kgs/ bao)

tấn
318
Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân DAP (Diammonium Phosphate) (NH4)2HPO4, N>=18%, P2O5 >=46%, Trọng l­ợng 50kg/bao, Bao 2 lớp PP/PE do TQSX

tấn
439.56
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
DAF

Nguyên liệu phân bón Potassium Humate, dạng hạt, đóng gói 25kg/bao

tấn
455
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều phân bón từ các thị trường nữa như: Philippin với 253,5 nghìn tấn, trị giá 119,6 triệu USD, tăng 7,95% về lượng và tăng 3,28% về trị giá; Nhật Bản với 218,5 nghìn tấn, trị giá 43,4 triệu USD, tăng 4,02% về lượng nhưng giảm 17,00% về trị giá…

Đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu phân bón từ thị trường Indonesia chỉ ở mức khiêm tốn với 14,2 nghìn tấn, trị giá 5,2 triệu USD, nhưng đây lại là thị trường có tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 311,73% và tăng 551,73% so với cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu phân bón quý III/2013
ĐVT: Lượng (tấn); trị giá (USD)
Thị trường
NK 9T/2013
NK 9T/2012
Tốc độ +/- (%)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Kim ngạch
3.361.012
1.263.097.436
2.756.940
1.187.475.394
21,91
6,37
Trung Quốc
1.705.809
587.895.095
1.479.945
596.982.954
15,26
-1,52
Philippin
253.500
119.677.243
234.838
115.875.044
7,95
3,28
Nhật Bản
218.571
43.401.458
210.115
52.291.401
4,02
-17,00
Ixrael
187.568
85.600.599
96.444
49.249.655
94,48
73,81
Nga
175.853
82.323.246
104.391
49.767.908
68,46
65,41

Canada

149.759
69.803.045
136.534
73.899.607
9,69
-5,54
Hàn Quốc
140.267
36.628.475
45.952
15.818.776
205,25
131,55
Đài Loan
57.663
13.174.729
59.918
16.931.399
-3,76
-22,19
Nauy
32.315
16.244.827
25.853
13.218.673
25,00
22,89
Malaixia
20.691
7.879.772
14.114
6.319.765
46,60
24,68
Bỉ
16.278
9.994.050
12.458
7.981.873
30,66
25,21

Indonesia

14.283
5.275.610
3.469
809.484
311,73
551,73
Thái Lan
5.709
5.192.654
2.740
3.299.608
108,36
57,37
Hoa Kỳ
2.184
3.523.944
2.126
3.833.077
2,73
-8,06
Ấn Độ
2.015
5.909.709
2.643
7.089.634
-23,76
-16,64
Mêhico
1.014
588.120
 
 
 
 

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo nguồn Công Thương, việc mặt hàng phân bón của Trung Quốc nhập qua đường tiểu ngạch, không phải chịu bất cứ loại thuế quan nào đang làm các doanh nghiệp nội địa điêu đứng, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất urê, DAP. Trước tình hình này, Bộ Công Thương sẽ có những chính sách nhằm hạn chế phân bón “thẩm thấu” qua các cửa khẩu, đường biên.

Theo Vụ Thương mại biên giới và miền núi (Bộ Công Thương), mặt hàng phân bón được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung; bao gồm các loại phân bón DAP, urê, SA, Kali.

Lượng DAP từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam đã làm cho DN sản xuất DAP trong nước “điêu đứng”. Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam- nhận định: Do mở cửa biên giới, DAP Trung Quốc được giảm thuế suất thuế xuất khẩu, nên đưa vào Việt Nam với khối lượng nhiều và giá thấp. Con số thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, đơn giá DAP nhập khẩu bình quân 6 tháng giảm 7,68% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, DAP Đình Vũ đã phải 6 lần giảm giá (giá bán hiện tại đã thấp hơn 18,14% so với giá bình quân năm 2012) và áp dụng thêm nhiều hình thức hỗ trợ như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá, chậm trả, hỗ trợ bảo lãnh ngân hàng, hỗ trợ vận chuyển... nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn rất ỳ ạch.

 
 

Nguồn: Vinanet