(VINANET) Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2014 cả nước xuất khẩu 348.607 tấn cao su, thu về 652,24 triệu USD (giảm 8,7% về lượng và giảm 32,86% về kim ngạch so với cùng kỳ).
Trung Quốc vẫn là nhà tiêu thụ lớn nhất các loại cao su của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, có sự sụt giảm mạnh cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam đã xuất khẩu 138.542 tấn cao su sang Trung Quốc, thu về 247,84 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và 43,07% về trị giá.
Thị trường lớn thứ 2 là Malaysia, xuất khẩu cũng giảm 13,41% về khối lượng và giảm 41,32% về giá trị so cùng kỳ (đạt 64.624 tấn, tương đương 112,3 triệu USD).
Nhìn chung, xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm nay sang hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó Phần Lan (giảm 71,7%, đạt 1,06 triệu USD ), Singapore (giảm 79,27%, đạt 0,41triệu USD), Hồng Kông (giảm 56,08%, đạt 1,67 triệu USD), Mexico (giảm 45,16%, đạt 0,91 triệu USD), Trung Quốc (giảm 43,07%, đạt 247,84 triệu USD), Malaysia (giảm 42,11%, đạt 112,3 triệu USD).
Chỉ có 3 thị trường xuất khẩu cao su đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch trong 6 tháng đầu năm nay, đó là Hà Lan (tăng 343,38%), Indonesia (tăng 33,62%) và Canada (tăng 40,58%).
Số liệu Hải quan xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T6/2014
|
6T/2014
|
T6/2014 so với T6/2013(%)
|
6T/2014 so cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
161.034.992
|
652.240.753
|
-14,22
|
-32,86
|
Trung Quốc
|
61.408.004
|
247.839.861
|
-16,08
|
-43,07
|
Malaysia
|
33.664.686
|
112.296.197
|
-26,14
|
-42,11
|
Ấn Độ
|
17.185.870
|
49.658.001
|
+5,71
|
-12,46
|
Hàn Quốc
|
5.711.376
|
28.959.750
|
-20,16
|
-24,83
|
Đức
|
6.337.297
|
24.869.953
|
+3,54
|
-33,46
|
Hoa Kỳ
|
3.369.171
|
24.194.117
|
-11,62
|
-8,70
|
Đài Loan
|
4.569.397
|
23.013.112
|
-31,67
|
-41,05
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
3.469.983
|
16.154.140
|
-8,51
|
-10,91
|
Nhật Bản
|
1.868.750
|
11.515.564
|
-14,15
|
-5,20
|
Indonesia
|
3.380.073
|
10.911.992
|
+355,71
|
+33,62
|
Tây Ban Nha
|
1.652.005
|
10.865.125
|
-39,23
|
-13,94
|
Hà Lan
|
1.320.969
|
10.633.156
|
+135,12
|
+343,38
|
Italia
|
2.346.113
|
9.513.889
|
-10,45
|
-14,47
|
Braxin
|
1.344.464
|
6.961.730
|
-13,87
|
-24,11
|
Pakistan
|
1.090.631
|
5.026.425
|
-56,74
|
-24,34
|
Bỉ
|
334.253
|
4.046.875
|
-74,89
|
-31,21
|
Pháp
|
253.639
|
3.948.737
|
-69,74
|
-11,16
|
Nga
|
980.614
|
3.906.673
|
+35,27
|
-30,19
|
Canada
|
823.846
|
3.642.811
|
+0,63
|
+40,58
|
Achentina
|
477.477
|
3.238.066
|
-50,62
|
-23,83
|
Anh
|
582.433
|
2.349.722
|
+62,10
|
-24,20
|
Hồng Kông
|
245.912
|
1.668.066
|
-75,71
|
-56,08
|
Ucraina
|
611.595
|
1.216.935
|
+996,05
|
-9,88
|
Phần Lan
|
-
|
1.056.319
|
*
|
-71,70
|
Thuỵ Điển
|
64.915
|
1.005.313
|
-73,84
|
-33,24
|
Mexico
|
211.457
|
905.392
|
-50,96
|
-45,16
|
Séc
|
40.421
|
542.940
|
-79,43
|
-32,31
|
Singapore
|
71.165
|
408.697
|
-57,75
|
-79,27
|
Hiệp hội cao su cho biết, từ năm 2013, ngành cao su Việt Nam đã phải đối diện với nhiều khó khăn do giá cao su giảm mạnh, từ đầu tháng 6/2014, giá cao su Việt Nam đã ở mức 36-41 triệu đồng/tấn (1.706-1.943 USD/tấn), giảm 56% so với năm 2011.
Điều này chủ yếu do nguồn cung thế giới vượt nhu cầu, dẫn đến tồn kho cao su chạm ngưỡng cao kỉ lục trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, diện tích trồng cao su của Việt Nam cũng tăng, gấp đôi trong năm qua, từ mức 450.000 héc-ta trong năm 2003 lên mức khoảng 955.000 hec-ta trong năm 2013.
Với 90% sản lượng cao su dành cho xuất khẩu, Việt Nam đang nằm trong số 5 nhà xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, với công suất cao su xếp thứ hai thế giới.
Thống kê từ Viện nghiên cứu cao su Việt Nam cho thấy trong những năm 1990s, năng suất bình quân của cao su Việt Nam đã là 700-800 kg/ha. Con số này hiện nay là 1.720 kg/ha, cùng mức độ với Thái Lan và xếp sau Ấn Độ.
Tuy nhiên, bất kể sự tăng trưởng đáng kể trong diện tích và công suất trồng cao su, giá trị cao su mua từ Việt Nam vẫn chưa tương xứng tiềm năng, do thiếu kĩ thuật chế biến và công nghiệp hỗ trợ sử dụng cao su.
Một số chuyên gia cho rằng lĩnh vực cao su Việt Nam nên chú trọng đến công suất ngày càng cao, nâng cao kĩ thuật chế biến, tìm kiếm các cách thức để sản xuất những loại cao su phù hợp với các sản phẩm cao cấp, cũng như cải thiện “thương hiệu” của cao su Việt Nam.
Để tăng cường xuất khẩu cao su, nhiều chuyên gia đề nghị nên cải thiện hiệu năng của cao su tự nhiên và phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su trong nước.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet