Tháng 2 và 3/2014, giá trị XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản tăng lần lượt 7,6% và 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng do tháng 1/2014, giá trị XK sang thị trường này giảm mạnh đến 19,8% nên tính chung 3 tháng giá trị vẫn giảm 2,9%.
Quý I/2014, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản giảm do nhiều DN XK Việt Nam không thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu của sản phẩm. Do vậy, một số DN XK lớn tại Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu bị giảm tỷ lệ hàng sang Nhật vì lý do này.
Quý I/2013, bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm đến gần 39% tổng giá trị NK của Nhật Bản. Tuy nhiên, DN Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với các nguồn cung khổng lồ khác như: Morocco, Mauritania và Trung Quốc. Giá trị NK bạch tuộc đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam chỉ bằng 22% của Morocco; 27% của Mauritania và 44% của Trung Quốc.
Theo thống kê của ITC, quý I năm nay, Nhật Bản NK gần 20 nghìn tấn mực, bạch tuộc, trị giá 142 triệu USD, giảm so 29% về khối lượng và 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình NK 7,18 USD/kg.
Nhật Bản NK mực, bạch tuộc từ 35 nước trên thế giới. 5 nguồn cung cấp lớn nhất gồm Trung Quốc, Morocco, Mauritania, Việt Nam và Thái Lan chiếm 93% thị phần. NK từ Trung Quốc vẫn ổn định, trong khi NK từ 4 nước còn lại đều giảm mạnh. Giá trung bình NK mực, bạch tuộc của các nước vào thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản phẩm bạch tuộc đông lạnh/khô/muối/ngâm muối chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10 nghìn tấn, 72 triệu USD, giảm lần lượt 40% và 27% so với cùng kỳ - mức giảm mạnh nhất trong các sản phẩm. Morocco đứng đầu về cung cấp sản phẩm này cho Nhật Bản với khối lượng gần 5.000 tấn, trị giá 33 triệu USD, chiếm 46% thị phần.
Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất mực đông lạnh cho thị trường Nhật Bản với 7 nghìn tấn, 33 triệu USD.
Việt Nam đứng thứ 4 cung cấp mực bạch tuộc cho Nhật Bản với 12% thị phần, cung cấp phần lớn là mực đông lạnh (chiếm 46% tổng XK mực – bạch tuộc). Thuế NK sản phẩm này của Việt Nam tại Nhật Bản là 7,3%, tương đương với hầu hết các nước, nhưng cao hơn so với mức 6,4% của Thái Lan.
Top 5 nước cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Bản quý I/2014
|
Xuất xứ
|
KL (tấn)
|
GT (triệu USD)
|
Giá TB (USD/kg)
|
Thị phần (%)
|
% tăng/giảm (KL)
|
% tăng/giảm (GT)
|
Tổng thế giới
|
19.850
|
142,513
|
7,18
|
100
|
-28,9
|
-26,8
|
Trung Quốc
|
6.232
|
39,790
|
6,38
|
27,9
|
5,5
|
-2,0
|
Morocco
|
5.394
|
36,517
|
6,77
|
25,6
|
-40,5
|
-34,6
|
Mauritania
|
2.492
|
19,155
|
7,69
|
13,4
|
-55,7
|
-50,0
|
Việt Nam
|
2.239
|
17,110
|
7,64
|
12,3
|
-2,4
|
-20,5
|
Thái Lan
|
1.626
|
17,484
|
11
|
12
|
-19,9
|
-4,7
|
Sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Nhật Bản quý I/2014
|
Mã HS
|
Sản phẩm
|
KL (tấn)
|
GT (triệu USD)
|
% Tăng, giảm (KL)
|
% tăng, giảm (GT)
|
|
Tổng
|
19.850
|
142,513
|
-28,9
|
5,3
|
030759
|
Bạch tuộc đông lạnh/khô/muối/ngâm muối
|
10.165
|
72,234
|
-40,3
|
-26,8
|
030749
|
Mực nang/ống đông lạnh/khô/muối/ngâm muối
|
5.477
|
41,206
|
-19,2
|
-35,4
|
160555
|
Bạch tuộc chế biến
|
2.095
|
16,968
|
10,3
|
-22,0
|
160554
|
Mực, chế biến
|
2.113
|
12,099
|
-3,5
|
1,9
|
030751
|
Bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh
|
279
|
0,006
|
-44,5
|
-10,1
|