(VINANET) Trong 10 năm trở lại đây, tại Việt Nam cây sắn đã từ một cây lương thực phụ, trở thành cây công nghiệp quan trọng với diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn cũng tăng dần theo từng năm.

Kim ngạch xuất khẩu sắn từ năm 2009 - 2013

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

KN xuất khẩu

573,82

564,29

960,22

1351,45

1096,54

Trong giai đoạn 2009-2013 thì năm 2012, mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn có kim ngạch cao nhất, đạt 1.351,45 triệu USD. Năm 2013, kim ngạch giảm 18,9% về giá trị, tương ứng 1096,54 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 4/2014 ước đạt 305.000 tấn, với giá trị 88 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 4 tháng đầu năm 2014 đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 429 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 17,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Tổng lượng sắn và sản phẩm xuất khẩu trong quí I đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 340,4 triệu USD (giảm 22,55% về lượng và giảm 21,85% về kim ngạch so với quí I năm ngoái). Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm tới 90,2% về lượng và 88,93% về kim ngạch xuất khẩu sắn của cả nước (với 987.683 tấn, trị giá 302,71 triệu USD trong quí I/2014).

Quí I năm 2014, giá trị xuất khẩu sản phẩm này sang tất cả các thị trường đều sụt giảm cả về lượng và kim ngạch, ngoại trừ thị trường Malaysia tăng (tăng 20,23% về khối lượng và tăng 14,44% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2013. Nhóm hàng sắn và sản phẩm từ sắn mặc dù tăng trưởng cao, nhưng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của các nước nhập khẩu (chủ yếu là Trung Quốc – thị trường chiếm đến 89% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), nên sản xuất trong nước rất thụ động.

Mới đây, Chủ các dự án Bio – Ethanol đã có cuộc gặp lãnh đạo Chính phủ để tìm giải pháp thực hiện kế hoạch bán xăng Ethanol trên 7 tỉnh thành từ tháng 12/2014 và sau đó là toàn quốc vào năm 2015, bên cạnh đó việc chính phủ giảm thuế nhập khẩu sắn lát xuống còn 3% sẽ thu hút được nguồn nguyên liệu từ Lào và Campuchia. Nếu việc sản xuất và tiêu thụ Ethanol được đẩy mạnh, nhiều khả năng sản xuất sắn sẽ tăng và việc xuất khẩu sắn sẽ bị hạn chế.

Số liệu Hải quan về xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn quí I/2014

 

Thị trường

 

T3/2014

 

3T/2014

T3/2014 so T3/2013(%)

3T/2014 so cùng kỳ (%)

Lượng

(tấn)

Kim ngạch

(USD)

Lượng

(tấn)

Kim ngạch

(USD)

Lượng

 

Kim ngạch

 

Lượng

Kim ngạch

Tổng

        391.151

        120.249.940

        1.095.089

        340.404.196

-1,80

+2,14

-22,55

-21,85

Sắn

       254.487

          62.716.318

           681.064

        166.440.459

-7,17

-4,81

-24,57

-23,38

Trung Quốc

          320.860

              97.546.348

              987.683

            302.709.108

-15,65

-11,32

-21,47

-21,31

Hàn Quốc

            38.801

              10.524.734

                47.476

              13.996.898

+3.469,55

+2.536,96

-35,67

-27,02

Philippines

              9.327

                3.941.741

                22.446

                9.619.809

+0,31

-1,11

-42,91

-22,78

Malaysia

              4.389

                1.852.131

                  8.024

                3.379.331

+79,29

+83,35

+20,23

+14,44

Đài Loan

              1.138

                   507.505

                  4.094

                1.797.795

-29,75

-26,84

-79,41

-79,14

Nhật Bản

                  -   

                         -   

                  1.027

                   483.745

*

*

-13,62

-7,92

Nga

                   78

                     33.540

                     338

                   145.340

-70,00

-70,00

*

*

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet