Tính đến 15/8/2014, XK tôm vẫn khá thuận lơi. XK sang các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh. Trong đó, XK sang Hàn Quốc tăng tới 114,5% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang Mỹ trong thời gian này cũng tăng 80,3%, sang Nhật Bản cải thiện với 4,8% và sang EU tăng 98,8%.

Nguồn cung trên thị trường cải thiện chậm do ảnh hưởng của EMS (Hội chứng tôm chết sớm), giá tôm tăng cao đang “hậu thuẫn” cho tôm Việt Nam. Sản lượng tôm của Thái Lan, nước cung cấp tôm chính cho thế giới, giảm mạnh do dịch bệnh. Bởi người nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ tôm chết đồng thời thu hoạch tôm sớm khiến tổng sản lượng tôm của nước này trong năm 2014, theo ước tính, khó có thể đạt ngưỡng 200.000 tấn, chỉ bằng 1/3 so với sản lượng tôm nguyên liệu trung bình của những năm trước là 600.000 tấn/năm. Trung Quốc cũng là một trong những nước chịu tác động mạnh từ EMS đồng thời nhu cầu thị trường nội địa gia tăng khiến XK tôm của nước này cũng mất dần thị phần trên nhiều thị trường tiêu thụ lớn.

Cùng với Ecuador, Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành các nhà cung cấp tôm quan trọng cho thị trường thế giới. Sản xuất tôm tại Việt Nam cũng khá thuận lợi với diện tích nuôi tôm chân trắng được mở rộng nhanh chóng. Tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, 7 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi tôm đạt 644.193 ha (tăng 10,3% so với cùng kỳ 2013), trong đó diện tích tôm sú là 562.492 ha (tương đương cùng kỳ), diện tích tôm chân trắng là 81.701 ha tăng 245,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch đạt 317.305 tấn, tăng 189,3% so với 2013, trong đó sản lượng tôm sú là 152.035 tấn (tăng 91%), tôm chân trắng là 165.269 tấn (tăng 449,4%).

Nguồn cung giảm dẫn tới giá tôm tiếp tục tăng trong năm 2014 này. Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ về NK tôm vào thị trường này cho thấy, 7 tháng đầu năm 2014, giá NK tôm trung bình vào Mỹ tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2013, từ 9,1 USD/kg lên 11,99 USD/kg.

Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ cho XK tôm của Việt Nam năm 2014. Thống kê Hải quan Việt Nam cho thấy XK tôm sang Mỹ đạt trên 694,5 triệu USD, tăng 80,3% so với cùng kỳ năm 2013 (tính đến 15/8/2004). XK sang EU đạt 387,7 triệu USD, tăng 98,8% và XK tôm sang Nhật Bản cũng đã tăng trưởng trở lại sau nhiều tháng bị cản trở bởi rào cản kháng sinh.

Hàn Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, chiếm 7,9% tổng giá XK tôm. XK tôm sang thị trường này năm nay tính đến 15/8 tăng mạnh nhất trong nhóm 10 thị trường chính với giá trị đạt 185,2 triệu USD, tăng 114,5%.

XK tôm Trung Quốc sang Hàn Quốc giảm mạnh đã giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 7 tháng đầu năm 2014, NK tôm Việt Nam vào Hàn Quốc tăng 55,1% về khối lượng và 100% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, NK tôm Trung Quốc vào thị trường này giảm 38,9% về khối lượng và 22,2% về giá trị.

Top 10 nguồn cung cấp tôm cho Hàn Quốc, T1 – T7/2013-2014 (GT: nghìn USD). Nguồn: ITC

STT
Nước cung cấp
T1-T7 -2013
T1-T7-2014
2014/2013 (%)
 
TG
204.163
305.795
49,8
1
Việt Nam
76.203
152.390
100,0
2
Trung Quốc
50.884
39.592
-22,2
3
Thái Lan
32.184
27.686
-14,0
4
Malaysia
12.994
22.239
71,1
5
Ecuador
17.649
20.531
16,3
6
Ấn Độ
4.377
13.689
212,7
7
Philippines
1.574
6.807
332,5
8
Indonesia
1.306
5.012
283,8
9
Argentina
736
4.618
527,4
10
Iran
122
2.731
2.138,5
 

Top 10 nguồn cung cấp tôm cho Hàn Quốc, T1 – T7/2013-2014 (KL: tấn) Nguồn: ITC

 
STT
Nước cung cấp
T1-T7 -2013
T1-T7-2014
2014/2013 (%)
 
 
TG
31.746
33.114
4,3
 
1
Việt Nam
9.142
14.184
55,1
 
2
Trung Quốc
12.275
7.496
-38,9
 
3
Malaysia
2.126
2.339
10,0
 
4
Ecuador
2.238
2.072
-7,4
 
5
Thái Lan
3.844
2.052
-46,6
 
6
Ấn Độ
664
1.791
169,7
 
7
Argentina
113
513
355,0
 
8
Indonesia
196
480
144,8
 
9
Philippines
96
461
378,8
 
10
Iran
22
408
1.792,9
 
 
Nguồn: Hiệp hội thủy sản

Nguồn: Vasep