Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục…. Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2011 đạt 4,3 tỷ USD, tăng 56,48% so với cùng kỳ năm 2010, tính riêng tháng 11 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng 7,12% so với tháng 11/2010 tương đương với 373,8 triệu USD.

Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 11 tháng là dệt may, dầu thô, thủy sản, xơ sợi, phương tiện vận tải và phụ tùng, gỗ sản phẩm gỗ, cao su, máy móc thiết bị bị tùng…. Trong đó mặt hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, chiếm 19%, với 822 triệu USD, tăng 116,54% so với cùng kỳ năm 2010. Tính riêng tháng 11, kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường này đạt 70,1 triệu USD, tăng 40,01% so với tháng 11/2010.

Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng dầu thô với 745 triệu USD, tăng 45,47% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 11 tháng đầu năm xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc đều tăng trưởng về kim ngạch trong đó mặt hàng có sự tăng trưởng cao nhất so với 11 tháng năm 2010 là thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, tăng 430,51% với 13,3 triệu USD. Duy nhất chỉ có 2 mặt hàng giảm về kim ngạch đó là máy vi tính, sản phẩm điệntwr và linh kiện, giảm 35,85% và dây điện và dây cáp điện giảm 8,74% với lần lượt kim ngạch đạt 43,5 triệu USD và 30,8 triệu USD.

Đối với mặt hàng thực phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nhưng các doanh nghiệp Việt nam cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Là nước nhập khẩu khá nhiều mặt hàng thưc phẩm từ châu Á, tuy nhiên với các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam, thị trường Hàn Quốc còn khá khắt khe và nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ các món ăn Việt Nam lại được xuất sang Hàn Quốc từ ,,,Thái Lan.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong năm 2009 đạt 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 2 tỷ USD, riêng mặt hàng thực phẩm đạt 480 triệu USD. Theo thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, hàng thực phẩm của Việt Nam đang chiếm khoảng 2,5% tổng nhu cầu tiêu dùng của thị trường xứ kim chi. Thực tế cho thấy, các mặt hàng thực phẩm, nông sản và hoa quả của Việt Nam rất phong phú nhưng để xuất khẩu được sang Hàn Quốc thì còn nhiều cản ngại. Đơn cử như với món phở, một món ăn thuần Việt được cả thế giới biết đến thì có tới 100% các loại gia vị nấu phở tại Hàn Quốc đều có xuất xứ từ Thái Lan chứ không phải từ Việt Nam.

Thị trường Hàn Quốc rất khó tính với mặt hàng thực phẩm và theo đánh giá của các chuyên gia kinh doanh trong lĩnh vực này, thực phẩm Việt Nam không thành công lắm tại thị trường Hàn Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam đã đi sau Thái Lan và Nhật Bản một bước trong việc chinh phục thị trường Hàn Quốc, bởi thế doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, và học đối thủ cạnh tranh trước khi có ý định đưa hàng sang thị trường này. Ở Hàn Quốc, kênh phân phối hàng hóa rất phức tạp với mô hình: nhà nhập khẩu chính- nhà phân phối- bán sản phẩm vào hệ thống siêu thị- phân phối hàng hóa theo từng khu vực. Quốc gia này cũng có hai hệ thống thị trường khác nhau là đại siêu thị và hệ thống bán lẻ (cửa hàng tiện ích, nhà hàng), tuy nhiên có tới 75% thị trường tập trung vào bán buôn nên doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng cần quan tâm đến thị trường và đối tác trong phân khúc này.
Theo ông, Stanley Park, chuyên gia thực phẩm của Hàn Quốc, người có kinh nghiệm hàng chục năm trong việc đưa hàng thực phẩm của Thái Lan và Việt Nam thâm nhập thị trường này thì: khi muốn thâm nhập thị trường Hàn Quốc ổn định và lâu dài, doanh nghiệp cần tìm đối tác chứ không phải khách hàng, điều quan trọng nhất là phải tìm được các nhà phân phối lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam phải giới thiệu được những ưu điểm nổi bật, cạnh tranh của sản phẩm mình có. Muốn giữ chân tại thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp không nên tìm kiếm nhiều khách hàng mà phải tìm đối tác chiến lược lâu dài, ổn định.

Một điều được chuyên gia Stanley Park đặc biệt lưu ý với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm là phải quan tâm đến chất lượng và dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thì không thể thương lượng nên phải giữ ổn định, đảm bảo như đã kê khai, công bố trên bao bì. Nếu tính về lợi thế giá cả, hàng thực phẩm của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, vì thế các doanh nghiệp cần giữ uy tín. Ông Park nhận xét thêm: Tôi đã từng đến nhiều doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh và nhận thấy họ chỉ ngồi đợi khách hàng chứ không chịu đi tìm khách hàng để có mối quan hệ lâu dài. Việt Nam có nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm lớn, hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường Hàn Quốc nhưng lại không biết tìm đối tác.
Khó khăn nhưng không phải là không thể khắc phục, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định mà cơ quan quản lý thực phẩm Hàn Quốc đưa ra thì cánh cửa vào thị trường này vẫn rộng mở. Hiện Hàn  Quốc vẫn chuộng các loại gia vị như ớt, gia vị nấu phở, bánh đa nem, thủy sản, hoa quả đóng hộp… dưới hình thức OEM (Original Equipment Manufacturing). Tức là các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài dưới thương hiệu của họ và nhà sản suất phải chịu sự kiểm tra hàng năm xem có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc hay không. Theo ông Lê An Hải - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc thì các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam cần lưu ý: đảm bảo đầy đủ giấy tờ (vận đơn, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, mô tả về xinh dưỡng, sơ đồ cho quy trình chế biến…); tiêu chuẩn sử dụng và giới hạn của các chất bảo quản, chất gây nghiện trong thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong canh tác nông nghiệp, các chất phụ gia và màu nhân tạo (hoá học) cho thực phẩm, chất tẩy trắng… Người tiêu dùng Hàn Quốc thường nói “không” với các loại thực phẩm chứa phẩm màu, chất phụ gia hay thậm chí là bột ngọt (mỳ chính).

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý thông tin ghi trên nhãn hàng hoá: tên sản phẩm (bằng tiếng Anh và tiếng Hàn), tổng trọng lượng và trọng lượng tịnh, thông tin chi tiết về nhà sản xuất, thành phần nguyên liệu đã sử dụng, xuất xứ…

Hiện Việt Nam và Hàn Quốc vẫn chưa có Hiệp định kiểm dịch cho thực phẩm, vì thế nhiều mặt hàng có lợi thế của Việt Nam như thịt lợn, lợn sữa hay gà, vịt tươi sống đều không thể có mặt ở thị trường này mà chỉ có thể xuất khẩu hàng đã qua chế biến.  Ông Hải cho biết, Bộ Công Thương đang chủ trương tiến hành các công việc nhằm có thể đi đến việc trao đổi ký kết hiệp định chung về kiểm dịch thực phẩm giữa Việt Nam và Hàn Quốc, tạo khung pháp lý cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này. Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cũng luôn phối hợp với các tổ chức, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc cũng như Cục Xúc tiến Thương mại và các hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam để làm cầu nối cho doanh nghiệp  hai bên hiểu nhau, tăng cường cơ hội xúc tiến đầu tư, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, đồng thời giúp các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra (nếu có).

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 11 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK T11/2011

KNXK 11T/2011

KNXK 11T/2010

% tăng giảm KN so T11/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng KN

373.871.525

4.313.168.507

2.756.441.674

7,12

56,48

hàng dệt, may

70.109.889

822.011.592

379.604.729

40,01

116,54

dầu thô

 

745.938.334

512.793.560

*

45,47

Hàng thủy sản

54.877.624

441.176.964

336.632.412

30,43

31,06

xơ, sợi dệt các loại

16.363.305

273.066.827

 

*

*

phương tiện vân tải và phụ tùng

37.554.794

198.380.735

42.279.995

239,62

369,21

gỗ và sản phẩm gỗ

19.840.541

169.463.486

124.236.884

89,67

36,40

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

19.927.816

143.958.321

 

*

*

giày dép các loại

16.067.487

133.181.699

82.427.392

52,19

61,57

than đá

9.662.292

129.146.312

128.454.978

9,01

0,54

cao su

12.797.441

121.336.430

84.574.733

14,79

43,47

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

9.112.073

96.822.066

75.398.649

-0,60

28,41

xăng dầu các loại

10.668.085

89.928.055

39.609.164

215,34

127,04

Sắt thép các loại

2.426.824

85.536.139

83.526.171

-32,88

2,41

Điện thoại các loại và linh kiện

7.562.940

70.272.727

 

*

*

cà phê

9.380.896

61.353.022

42.581.744

51,56

44,08

sản phẩm từ sắt thép

5.080.499

50.046.959

29.114.776

62,07

71,90

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

2.549.729

43.586.120

67.939.281

-69,72

-35,85

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

3.657.511

37.781.552

28.241.325

63,19

33,78

dây điện và dây cáp điện

2.423.174

30.871.107

33.827.754

-6,12

-8,74

sản phẩm từ chất dẻo

2.579.627

26.872.222

13.495.529

75,75

99,12

sản phẩm hóa chất

2.147.868

23.492.190

21.646.064

-44,18

8,53

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.279.734

21.260.712

14.264.219

32,57

49,05

Hàng rau quả

752.391

18.233.948

10.144.463

-9,25

79,74

sắn và các sản phẩm từ sắn

637.500

15.063.822

8.166.867

1,08

84,45

sản phẩm từ cao su

1.227.601

14.748.571

11.209.313

-13,96

31,57

thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

865.135

13.333.028

2.513.236

191,67

430,51

hạt tiêu

616.570

11.921.712

7.836.316

140,19

52,13

sản phẩm gốm, sứ

1.091.477

10.549.899

10.310.206

16,85

2,32

Hóa chất

1.704.109

7.946.426

 

*

*

Giấy và các sản phẩm giấy

998.272

7.545.738

 

*

*

quặng và khoáng sản

1.740.000

6.949.892

3.495.874

3.697,39

98,80

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

404.885

5.052.227

4.721.331

16,84

7,01

chất dẻo nguyên liệu

289.882

4.218.632

3.130.246

-66,35

34,77

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

300.081

3.255.828

2.737.033

16,07

18,95

Nguồn: Vinanet