Kinh tế châu Phi đã lấy lại đà tăng trưởng 5%/năm, dù các nước chưa đạt mức tăng trưởng giống nhau, nhưng triển vọng vô cùng thuận lợi.

Ngày 2/11/2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã khẳng định triển vọng kinh tế tốt đẹp của châu Phi so với đầu năm 2010, dự báo mức tăng trưởng khu vực nam Sahara là 5% năm 2010 và 5,5% năm 2011. Môt chuyên gia của IMF nhận định: châu Phi là châu lục sẽ đạt mức tăng trưởng cao, chỉ sau châu Á . Dù mức tăng trưởng này chưa đủ để đưa châu Phi ra khỏi đói nghèo, nhưng nền kinh tế của châu lục đã lấy lại đà tăng trưởng mà họ đã đat được từ đầu những năm 2000, vượt bậc so mức tăng trưởng thấp của năm 2009 (2,9%). Tất cả các nước châu Phi đã đối phó tốt với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kể cả các nước nghèo nhất nhờ chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cộng với nhiều khoản nợ công được xóa.

Trong cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Phi ngày 27/10/2010, tại Tunis, ông Donal Kaberuka, Chủ tịch của tổ chức đánh giá: Dù kết quả chưa thật mỹ mãn nhưng chúng ta không còn trong thời kỳ “châu Phi bi quan" của những năm 1980-1990. Có thể gọi thời kỳ hiện nay là “châu Phi hiện thực", tất nhiên cũng phải hết sức thận trọng vì sự phục hồi của kinh tế châu Phi phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới .Tất cả các nguy cơ tiềm ẩn chưa được loại trừ hoàn toàn; những khó khăn đe dọa nền kinh tế châu lục do hiệu ứng dây chuyền vẫn còn rình rập (sự bất ổn định của các nền kinh tế châu Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu của châu Phi, chiến tranh tiền tệ, đầu cơ nguyên liệu…).

Theo Phó Tổng Thư ký Liên hiệp quốc kiêm Thư ký đIều hành của Ủy ban Kinh tế về châu Phi: "Quá trình lành mạnh nền tài chính công cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng của một số nền kinh tế phát triển sẽ làm giảm nhu cầu thị trường thé giới, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của châu Phi, đến quỹ hỗ trợ phát triển dành cho khu vực này".

Các nhà quan sát khuyến cáo châu Phi cần phải tăng cường quan hệ với các nước mới nổi trong khu vực châu Á và Mỹ La Tinh, các khu vực có mức tăng trưởng cao, như: Trung Quốc (đạt tăng trưởng trên 7%). Châu Á hiện nay tiêu thụ gần 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của châu Phi, so với mức 14% năm 2000. Con số này gần tương đương với kim ngạch xuất khẩu của châu Phi vào các bạn hàng truyền thống là châu Âu và Hoa kỳ. Mức tăng trưởng của các nước châu Phi không đều nhau, trong khi Nam Phi tăng trưởng chậm thì đa số các nước đã lấy lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng. IMF đánh giá cao 8 nước: Bostwana, Cap – Vert, Ethiopie , Maurice , Mozambique, Ouganda ,Rwanda và Tanzanie. Trong khoảng thời gian từ 1995-2009, thu nhập bình quân đầu người của các nước này đã tăng hơn 2 lần. IMF đặc biệt lưu ý sự năng động của các nền kinh tế chủ yếu tập trung ở phía Đông của châu lục và khu vực nói tiếng Anh. Tám nước nói trên đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 6,8 % từ năm 1995 trong khi các nước trong khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) chỉ đạt 3,6%.

Các nhà kinh tế đánh giá có 4 yếu tố then chốt giúp châu Phi duy trì được tăng trưởng lâu dài và ổn định gồm:

1, Đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực

2, Xây dưng chiến lược quy hoạch tốt hơn để phát huy khả năng của khu vực kinh tế tư nhân

3, Đa dạng hóa nền kinh tế theo ngành và theo khu vực địa lý

4, Huy động tối đa nguồn lực cho sự phát triển.

 

Theo đánh giá của IMF, mặc dù nền kinh tế toàn cầu hiện còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của các nước châu Phi vẫn duy trì được sự tăng trưởng nhờ vào nội lực của chính họ. Nhu cầu nội địa vẫn tăng mạnh, thu nhập và nguồn vốn đầu tư vẫn ổn định. Dự báo, năm 2011 mức tăng trưởng có thể chậm lại một chút ở một số nước đang phát triển khu vực châu Á nhưng các nước ở khu vực nam Sahara vẫn tăng trưởng tốt.

Hiện nay, ngày càng có nhiều tập đoàn nước ngoài nhìn thấy các cơ hội làm ăn tại châu Phi và chờ đợi châu Phi có thể bùng nổ như Brazil, Nga, Ấn độ và Trung quốc (BRIC). Theo đánh giá của một số chuyên gia thì Ai cập và Nigeria sẽ theo bước của BRIC từ nay đến 2050, hình thành nhóm 11 nước phát triển nhất châu Phi gồm: Công hòa dân chủ Công gô, Ethiopie, Kenya, Maroc, Nam Phi, Sudan, Tanzania, Uganda và Zimbabue.


 
Dự báo mức tăng trưởng khu vực châu Phi (nguồn IMF):
Tên Nước
2010
2011
Maghreb
5%
4,6%
Nam Phi
3%
3,5%
Cameroun
2,6%
2,9%
Nigeria
7,4%
7,4%
Senegal
4%
4,4%
Bờ Biển Ngà
3%
4%
Nguồn : thuongvuvietnam.com.vn

Nguồn: Vinanet