Mỗi quốc gia trên thế giới đều đưa ra những qui định riêng cho các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm khi lưu thông trên thị trường. Các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật thực tế là những yêu cầu về đặc tính kỹ thuật mà hàng hoá đảm bảo, nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, động thực vật và sinh thái của các quốc gia. Tuy nhiên, những qui định này có thể bị sử dụng như rào cản thứ ba, bởi vì nó không thực tế và bất hợp lý; các qui định này có thể hợp lý và bình thường nhưng không giống nhau; thủ tục kiểm duyệt chất lượng sản phẩm của các nước cũng khác nhau. Vì thế để giải quyết vấn đề này, các nước thành viên của WTO đã thống nhất ký kết Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là TBT).

Các nước tham gia WTO đều có nghĩa vụ thực hiện Hiệp định TBT. Mục đích cơ bản của Hiệp định TBT là thiết lập sự cân bằng giữa quyền tự do thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu đối với một cơ chế pháp lý, nhằm tối thiểu hoá những bất hợp lý ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước.

Dưới đây xin giới thiệu một số tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của TBT

Bên cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm như 3% MCPD trong nước tương, % dư lượng clorampheniol trong tôm… còn có các tiêu chuẩn cho đơn vị sản xuất như sau:

-ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng - Đảm bảo và cải tiến chất lượng đối với khách hàng nọi bọo và bên ngoài (Quality Management System – Quality Assurance for international and external customers).

-ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – EMS – qui định hướng dẫn sử dụng (Environment Management System Specification with Guidance for use).

-GAP: Thực hành tốt trong sản xuất nông nghiệp hay sản xuất nông nghiệp sạch (Good Agriculture Practices).

-GMP (ASEAN và WHO): thực hành sản xuất tốt (trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm) (Good Manufacturing Practices).

-HACCP: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn về vệ sinh công nghiệp thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point).

-ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSMS (Food Safety Management System).

-SQF 1000: Nguyên liệu thực phẩm chất lượng an toàn.

-SQF 2000: thực phẩm chất lượng an toàn (Safe Quality Food).

-ISM-CODE: Quy định về quản lý an toàn quốc tế đối với tàu biển và giàn khoan di động (International Safe Management Code).

-SA8000: Trách nhiệm xã hội (Social Acco Accountability).

-OHSAS 18001: Hệ thống đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Assessment Series).

-ISO/IEC 17025: Những yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General Requirements for the Competence of Testing and Calibration Laboratories).

-FSC: Hội đồng quản lý trách nhiệm về rừng hay quản lý rừng bền vững (Forest Stewardship Council).

-Các thang đánh giá của các nhà cung cấp lớn đưa ra cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển.

Doanh nghiệp Việt Nam và việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của TBT.

Việc Nam gia nhập ASEAN, APEC, WTO, là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã tạo sự thuân lợi rất lớn cho các doanh nhân Việt Nâm mở rộng thị trường. Tuy nhiên, sự cạnh tranh và hội nhập cũng đặt ra “gánh nặng” tồn tại và phát triển. Doanh nhân phải nỗ lực cải tiến:

-Đổi mới nhận thức về quản lý để hội nhập, “tư duy và hành động mang tính toàn cầu”.

-Các công ty nhỏ có thể đạt thịnh vượng trong thế giới phẳng chính là học cách làm chuyện lớn. Bí quyết để người tí hon làm được chuyện lớn là nhanh chóng chiếm lĩnh lợi thế của các công cụ mới (trong đó có hệ thống quản lý) để hợp tác, vươn xa hơn, nhan hơn, rộng hơn và sâu hơn.

-Trang bị thêm nhiều kiến thức và thường xuyên cập nhật thông tin không chỉ về kinh doanh mà cả các kiến thức luật pháp. Cần những luật sư, cố vấn am hiểu về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. thực tế khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam gặp rất nhiều rắc rối như các vụ kiện tôm, cá basa của Việt Nam, vụ nước tương Chinsu, giày da… Những vấn đề này có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng phá sản, người lao động bị mất việc

 

Nguồn: Vinanet