Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Ấn Độ năm 2011 đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng kim ngạch hai chiều đạt 3.900,3 triệu USD, tăng 41,6 % so với năm 2010, trong đó xuất khẩu đạt 1.553,9 triệu USD, tăng 56,7%, và nhập khẩu đạt 2.346,4 triệu USD tăng 33,2%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ năm 2010-2011

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Thâm hụt

2010

2.753,6

991,6

1.762

770,4

2011

3.900,3

1.553,9

2.346,4

792,5

Tăng/giảm

41,6 %

56,7%

33,2%

2,8%

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

I. Về Xuất khẩu:

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Ấn Độ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể điện thoại và linh kiện tăng 45,2%, sắt thép tăng 58,1%, máy móc, thiết bị tăng 301,3%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu mới cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao là các sản phẩm từ sắt thép (tăng 455,3%), hàng thủy sản (157,4%), sản phẩm gỗ (113.9%). Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống có xu thế tăng chậm hoặc giảm, như chè (giảm 58,8%), sản phẩm từ cao su (giảm 46,2%), than đá (giảm 50,3%).

Mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ năm 2010-2011

Đơn vị: triệu USD      

Năm

2010

2011

Tăng/Giảm (%)

Tổng kim ngạch xuất khẩu

991,6

1.553,9

56,7

Điện thoại các loại và linh kiện

255,8

371,3

45,2

Sắt thép các loại

71,3

112,7

58,1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

61,1

245,2

301,3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

67,1

95,9

42,9

Cao su

75,6

109,2

44,4

Hạt tiêu

18,5

36,3

96,2

Cà phê

24

45,7

90,4

Than đá

78,7

39,1

-50,3

Phương tiện vận tải và phụ tùng

28,1

35,1

24,9

Gỗ và sản phẩm gỗ

15,1

32,3

113,9

Sản phẩm từ sắt thép

4,7

26,1

455,3

Hóa chất

27,3

31,2

14,3

Xơ, sợi dệt các loại

24

28,1

17,1

Sản phẩm hóa chất

21,7

23,4

7,8

Quặng và khoáng sản khác

22,4

25,2

12,5

Hàng dệt, may

21,5

31,2

45,1

Giày dép các loại

12,7

19,5

53,5

Chất dẻo nguyên liệu

20,8

15,9

-23,6

Hạt điều

18,1

12,5

-30,9

Hàng thủy sản

4,7

12,1

157,4

Sản phẩm từ chất dẻo

5,3

10,7

101,9

Chè

3,4

1,4

-58,8

Sản phẩm từ cao su

1,3

0,7

-46,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Ngoài các mặt hàng đã xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ thời gian qua (so sánh tăng giảm theo biểu trên), Ấn Độ là thị trường nhập khẩu ngày càng nhiều các mặt hàng như nguyên phụ liệu dệt may và da giầy, quế, sản phẩm sắt thép, linh kiện phụ tùng xe máy, hương (nhang), đĩa DVD, hoa hồi. Như vậy, trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang Ấn Độ, Việt Nam đã phần nào khắc phục được tình trạng xuất khẩu nông sản và khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn.

Mức tăng trưởng xuất khẩu 56,7% sang thị trường Ấn Độ trong năm qua có thể kể đến các nguyên do sau:

(i) Nhu cầu đối với các mặt hàng nông sản, lương thực, nguyên phụ liệu phục vụ các ngành công nghiệp như xây dựng, dệt may, chế biến,...của từ Ấn Độ ngày càng lớn hơn về quy mô, đa dạng về chủng loại, mẫu mã,

(ii) Các nỗ lực của Doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan Bộ ngành của Chính phủ, các tổ chức XTTM đã phát huy hiệu quả trong việc giới thiệu hàng hóa Việt Nam tới người tiêu dùng thị trường Ấn Độ,

(iii) Hiệp định thương mại tự do FTA ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 01/06/2010 mang lại cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ với mức thuế được cắt giảm, qua đó các mặt hàng sản phẩm sắt thép, sản phẩm điện tử, sản phẩm hóa chất, cà phê,... hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế có tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ.

(iv) Giá hàng XK các mặt hàng nông sản, cao su, nguyên vật liệu tăng mạnh trong thời gian qua do nhu cầu của thế giới ngày càng lớn, kết hợp với khối lượng XK tăng,

(v) Hàng hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ thông qua hệ thống mạng lưới phân phối toàn cầu gia tăng mạnh về mặt lượng và giá, VD các mặt hàng như: điện thoại di động và linh kiện, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, phụ tùng ô tô, sắt thép,...

 

II.Về Nhập khẩu:

Các mặt hàng phục vụ cho sản xuất ở trong nước như nguyên liệu thức ăn gia súc, ngô, máy móc, thiết bị, phụ tùng, bông, dược phẩm, hóa chất, thuốc trừ sâu; các nguyên phụ liệu phục vụ công nghiệp dệt may, da giày, nhựa, dược,… tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu từ Ấn Độ. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao, như ô tô nguyên chiếc (175,4%), sắt thép (180,7%), chất dẻo nguyên liệu (102,7%), đặc biệt là mặt hàng nguyên liệu thủy sản (tăng 1005,1%). Các mặt hàng có kim ngạch giảm là nguyên phụ liệu thuốc lá (giảm 13,2%), kim loại thường (giảm 42,2%), sản phẩm hóa chất (giảm 16,6%). Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ nhằm phục vụ các ngành sản xuất, chế biến, cũng như phục vụ nhu cầu dân sinh, không có nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm. Giá cả và chủng loại hàng hóa từ thị trường này cũng khá cạnh tranh khi so sánh với nhập khẩu từ các khu vực khác (đặc biệt với các mặt hàng khô đậu tương và ngô).

 

Nhập khẩu từ Ấn Độ năm 2010-2011

Đơn vị: triệu USD

Năm

2010

2011

Tăng/Giảm (%)

Tổng kim ngạch nhập khẩu

1.762

2.346,4

33,2

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

412

529

28,4

Dược phẩm

167,7

218,7

30,4

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

118,8

199

67,5

Ngô

121,3

166,2

37,0

Bông các loại

120,4

122,7

1,9

Chất dẻo nguyên liệu

55,4

112,3

102,7

Hàng thủy sản

7,8

86,2

1005,1

Sản phẩm hóa chất

75,1

62,6

-16,6

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

60,8

68,9

13,3

Xơ, sợi dệt các loại

56

56,1

0,2

Kim loại thường khác

97,2

56,2

-42,2

Sắt thép các loại

23,3

65,4

180,7

Hóa chất

49,3

62,6

27,0

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

52,5

56,2

7,0

Nguyên phụ liệu dược phẩm

43,3

45,5

5,1

Vải các loại

34,4

45,9

33,4

Ô tô nguyên chiếc các loại

11,8

32,5

175,4

Nguyên phụ liệu thuốc lá

46,2

40,1

-13,2

Sản phẩm từ sắt thép

22,8

23,6

3,5

Linh kiện, phụ tùng ô tô

15,3

18,6

21,6

Giấy các loại

11,5

20,2

75,7

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

10

16,4

64,0

Sản phẩm từ chất dẻo

5,5

7,6

38,2

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

6,4

7,7

20,3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

3,4

6,1

79,4

Phân bón các loại

6,2

6,4

3,2

Dầu mỡ động thực vật

4

4,8

20,0

Sản phẩm từ cao su

4,6

4,3

-6,5

Sữa và sản phẩm sữa

0,9

0,8

-11,1

Sản phẩm từ giấy

3,8

0,3

-92,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, tình hình nhập siêu từ thị trường Ấn Độ đang có diễn biến chậm lại, ở mức 792,5 triệu USD, tăng 2,8% so với năm 2010. Do vậy, việc đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có kim ngạch lớn sang thị trường Ấn Độ cần được đẩy mạnh trong thời gian tới để giảm mức thâm hụt thương mại với thị trường nay.

 

Nguồn: Tin tham khảo