Tuy nhiên, muốn thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với các công ty Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:

-Yếu tố quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật Bản là phải có sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Bởi vậy việc cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng là rất quan trọng. Bao gồm việc giới thiệu về công ty, catalogue giới thiệu sản phẩm, mẫu hàng, bảng giá, yêu cầu về lượng hàng cho lô tối thiểu, điều kiện giao hàng, khả năng cung cấp v.v…

-Quản lý chất lượng nghiêm ngặt vì chất lượng là yêu cầu cơ bản để duy trì quan hệ kinhd oanh.

-Đảm bảo thời gian giao hàng: đúng hạn, kịp thời, ổn định.

-Đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá, đẹp về kiểu dáng, số lượng nhỏ và vòng đời ngắn. Do mức sống cao nên người tiêu dùng không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của Người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay.

Hiện nay, nhìn chung doanh nghiệp Việt Nam còn mắc phải những hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng không đồng đều, giá thành còn cao (bao gồm cả phí sản xuất, vận chuyển), thời hạn giao hàng không đảm bảo… Bên cạnh đó, là việc nghiên cứu thị trường Nhật Bản còn chưa bằng các công ty thương mại Nhật Bản. Hơn một nửa các công ty thương mại của Nhật có văn phòng tại Việt Nam nên hoạt động của họ rất có hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì:

-Hiểu rõ thị trường Nhật Bản

-Nghiên cứu thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Nhật Bản.

-Tìm kiếm các đối tác làm ăn lâu dài, hiệu quả

-Tham gia hội chợ, triển lãm tổ chức tại Nhật.

-Thiết lập hệ thống hợp tác để phát triển công nghệ, kiểu dáng, v.v….

-Thường xuyên liên lạc với các tổ chức Xúc tiến thương mại để cập nhập thông tin, tư vấn (JETRO, VIETRADE…).

Trong những năm gần đây do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và sự đòi hỏi từ khách hàng mua được hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, do đó các nhà nhập khẩu có xu hướng đi tìm hiểu trực tiếp thị trường nước ngoài, tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu mà ít qua các khâu trung gian hay các nhà phân phối hơn, để giảm thiểu các chi phí dịch vụ v.v… Đây sẽ là những cơ hội mới và cả những thách thức đặt ra cho các nhà xuất, nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình để sẵn sàng đón bắt cơ hội này.

 

Nguồn: Vinanet