Những thành tựu ngành cơ khí VN đã đạt được trong giai đoạn 2001-2007

Về giá trị SXCN:

Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí năm 2005 đã tăng gấp 6,5 lần so với năm 1995. Nếu như năm 1995 chỉ đạt giá trị sản lượng 13.839,9 tỷ đồng thì sau 10 năm, năm 2005 đã tăng 89,780 tỷ đồng (theo giá trị cố định năm 1994) chiếm khoảng 21,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, đã đáp ứng được khoảng 37,16% nhu cầu thị trường trong nước. Năm 2006 giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí đạt 91.737 tỷ đồng và năm 2007 đạt 113,317 tỷ đồng, đáp ứng trên 40% nhu cầu thị trường trong nước. Tốc độ tăng trưởng chung về giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành cơ khí trong giai đoạn 2001-2005 là 21,7%. Tính trung bình giai đoạn 2001-2007 là 21,9%.

Về Xuất khẩu: Năm 2006 giá trị xuất khẩu toàn ngành cơ khí đạt 1,174 tỷ USD. Nếu tính cả mặt hàng giây và cáp điện thì giá trị xuất khẩu của ngành cơ khí năm 2007 ước đạt 2,8 tỷ USD. Đây là một thành tựu vượt bậc đầy ấn tượng.

Về phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm:

- Ngành đóng tầu thủy VN đến nay đã đóng mới xuất khẩu được các loại tầu có trọng tải đến 53.000 T cho các chủ tầu Anh Quốc, đóng tầu 56.200 T cho Nhật Bản, đóng tầu cho Hàn Quốc, Đức, Đan mạch,…, đóng và sửa chữa các loại tầu có tính năng phức tạp, góp phần làm tăng nhanh số lượng và trọng tải đội tầu vận tải biển trong nước: tầu chở Container 1.700 TEU (tương đương 22.000T), tầu chở dầu 13.500 T, đóng tầu hút biển 1.500 m3/h, đóng sà lan cần cẩu nổi, tầu khách biển cao tốc 200 chỗ, tầu đánh cá xa bờ 600 mã lực, tầu cao tốc vỏ thép cường độ cao, tầu cao tốc vỏ nhôm, các loại tầu vỏ composite, tầu kéo biển 6.000 sức ngựa, đóng ụ tầu nổi 8.500 T. Hiện nay đang triển khai đóng các loại tầu có trọng tải trên 100.000 T và chuẩn bị đóng tầu trên 300.000 T, chế tạo các giàn khoan dầu khí. Tổng hợp đồng đã ký đạt trên 12 tỷ USD. VINASHIN cũng đang đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tầu thủy ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tập trung vào việc chế tạo các sản phẩm phụ trợ phục vụ đóng tầu như thép chế tạo, lắp ráp và dần chế tạo các loại động cơ từ 300 mã lực đến 60.000 mã lực,… để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa trên 60%.

-Ngành chế tạo thiết bị đồng bộ: LILAMA đã được Chính phủ giao làm Tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 (300 MW). Các đơn vị trong nước chế tạo được khoảng 25.000 T trên 35.000 T thiết bị của nhà máy này, chiếm tỷ lệ trên 70% về khối lượng thiết bị. Từ thành công trong việc nhận thầu EPC nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1, Chính phủ tiếp tục giao làm tổng thầu Nhiệt điện Cà Mâu 1 và 2, Nhân Trạch 1 Tổng công ty LILAMA tự đầu tư nhà máy điện Vũng Áng (1.200 MW) và một số nhà máy xi măng công suất 2.500 T klinke/ngày,… . Đồng thời LILAMA làm chủ 02 dự án khoa học công nghệ:

+Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 T klanke/ngày thay thế hàng nhập ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hóa.

+Nghiên cứu thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị đồng bộ cho nhà máy nhiệt điện than công suất 300 MW.

Đây là loại dự án KHCN lớn có tầm bao quát cho một dây chuyền thiết bị đồng bộ, gắn kết quả giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế, chế tạo, nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, để dần làm chủ thiết kế và chế tạo trong nước.

Một số Tổng công ty khác như: VINAINCON cũng làm chủ đầu tư một nhà máy xi măng có công suất 1,5 triệu tấn/năm với chương trình nội đại hóa 67,3% là một trong các dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất ở VN. Trong dự án này, ngoài một số vật tư được mua sắm trực tiếp ở VN, riêng phần chế tạo trong nước đạt 5.858 / 9.383 T, nhiều thiết bị quan trọng như vỏ lò quay, máy nghiền, quạt công nghiệp được chế tạo trong nước.

Các viện nghiên cứu cơ khí và các doanh nghiệp cơ khí với cơ chế chỉ định thầu thiết kế chế tạo thiế bị cơ khí thủy công đã tìm được đối tác trong chuyển giao công nghệ thiết kế thủy công từ Ucraina, Nhật Bản đã tiến một bước dài trong lĩnh vực này. Hàng chục công trình thủy điện lớn nhỏ trong cả nước với giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng là sản phẩm của Viện nghiên cứu cơ khí, các doanh nghiệp cơ khí đã tự làm chủ thiết kế và chế tạo thành công đang tham gia vào thiết kế và chế tạo thủy công kể cả công trình trọng điểm quốc gia Thủy điện Sơn La.

-Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có chủ trương chuyển dần từ cơ khí sửa chữa sang cơ khí chế tạo với định hướng: Phát triển cơ khí chết tạo thành ngành chính đi đôi với hiện đại hóa cơ khí sửa chữa

-Chế tạo, lắp ráp sản xuất các trang thiết bị đồng bộ phục vụ cho nhu cầu đầu tư mới trong Tập đoàn.

-Chế tạo các phụ tùng, thiết bị đồng bộ cho các ngành, viện, hóa chất, vật liệu xây dựng.

-Chế tạo sản xuất các thiết bị điện: Biến áp lực, tụ điện v.v

-Lắp ráp  sản xuất xe ô tô tải, xe chuyên dụng, thiết bị khai thác mỏ EKG, máy khoan xoay cầu, máy combai đào lò.

Chiếm ưu thế trên thị trường nội địa và có thể xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Doanh số tăng so với 5 năm trước gấp 4 lần (hiện đạt khoảng 1500 tỷ VND).

Những sản phẩm chế tạo chính mà TKV làm được máy xúc EKG-10, máy combai đào lò AN-50Z (hợp tác với hãng REMAG – Balan); Dàn thủy lực di động VINA ALFA (Hợp tác với Séc) và các loại ô tô KAMAZ 65115, KrAZ 65055, 6510 – Máy khoan xoay cầu đường kính mũi khoan 150-250 mm.

Từ trước năm 2000 hầu hết nghĩ rằng ngành CN ô tô Việt Nam trông chờ vào các liên doanh đã và đang có ở Việt Nam. Doanh nghiệp trong nước không thể đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô.

Đầu năm 2001 Tổng công ty Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ triển khai chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm quốc gia: sản xuất lắp ráp ô tô 5 năm sau Tổng công ty đã đầu tư hệ thổng các nhà máy sản xuất xe khách trong cả nước, với 8 nhà máy đạt khoảng 25000 xe/năm đến 35000 xe/năm.

- Bình quân tăng trưởng trên 40% /năm. Hàng năm sản xuất hàng chục ngàn xe khách đưa tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30~40%.

- VinaXuki, một doanh nghiệp dân doanh có hàng nghìn công nhân sản xuất lắp ráp ô tô tải từ 0,45 tấn trở lên với các mức doanh thu tăng trưởng hàng năm là 50% sản xuất được trên 30 model xe tải, pickup, bus, minibus, xe khách và hàng năm tiêu thụ sấp xỉ 10.000 xe đã đang là một mô hình doanh nghiệp phát triển hết sức năng động và có định hướng rõ ràng tăng dần tỷ lệ nội địa hóa.

Cùng các doanh nghiệp khác như SAMCO, TKV, VEAM, Trường Hải…. đang hình thành ngành sản xuất chế tạo ô tô Việt Nam.

- Thiết bị phục vụ ngành xây dựng:

Có thể đánh giá bước đầu khởi sắc khi 1 trong 24 dự án trọng điểm được vay vốn của Ngân hàng Phát triển đầu tư nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ của Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung tại xã Phương Nam, thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh trên diện tích 61ha, với hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại khi hoàn thành sẽ là một trong những cơ sở chế tạo thiết bị nâng hạ lớn nhất khi vực Đông Nam Á có khả năng thiết kế chế tạo đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 80-90%. Tiếp đó ngày 11-3-2008 dự án Nhà máy chế tạo thiết bị nâng chuyển của COMA được vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổng mức đầu tư 160 tỷ VND với các sản phẩm chính là cần trục, cần trục tháp, cần trục chân đế thang máy và các thiết bị vận chuyển khác phục vụ xây lắp các công trình đã được khởi công. Đây cũng là 1 trong 24 dự án của chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Nếu 2 dự án này hoàn thành khả năng  chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa cao của các loại cần trục tới 1200T phục vụ cho ngành xây lắp năng lượng và các ngành đóng tầu. Cẩu  trục xích lốp các loại cẩu trục gian máy, cẩu tháp, thang máy được cung cấp một phần nhu cầu trong nước.

Trong lĩnh vực cơ khí xây dựng một số sản phẩm đã có thể thay thế hàng nhập khẩu và hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và một số đã được xuất sang các nước trong khu vực.

-Thiết bị trạm trộn bê tông của IMI đã có thương hiệu các chủng loại từ 30m3/h-120m3/h hoàn toàn sử dụng thiết kế trong nước, tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 80-90%.

-Các trạm trộn bê tông ASFALT cũng đã được VinaMotor sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất được 1 số trạm sang nước ngoài… Các thiết bị cầu trục tháp, trạm trộn vữa và khuôn đúc bê tông đã cơ bản cung cấp cho nhu cầu trong nước.

Đặc biệt các thiết bị đồng bộ của dây chuyền sản xuất gạch theo phương pháp lò nung Tuinel có công suất đến 30 triệu viên/năm đã được thị trường chấp nhận thay thế máy móc thiết bị từ Ý, Nga, Ucraina, Trung Quốc…và đạt tỷ lệ nội địa hóa sấp xỉ 100% của Tổng công ty Cơ khí xây dựng COMA.

Hiện tại ngành chế tạo máy động lực Việt Nam có thể sản xuất tới 30.000 máy/năm đáp ứng được 30% nhu cầu thị trường trong nước. Sản phẩm đã có tính năng cao hơn các loại động cơ thế hệ cũ và hơn hẳn động cơ cùng loại của Trung Quốc, dần chiếm lại thị phần nội địa về máy động lực đang bị hàng nhập lậu giá rẻ Trung Quốc lấn át.

-Trong ngành máy động lực và máy nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực như việc một doanh nghiệp thành viên đã đầu tư dây chuyền đúc sơmi, nâng cấp dây chuyền sản xuất bánh răng và xưởng nhiệt luyện mở rộng thị trường sản xuất hộp số thủy phục vụ đánh bắt xa bờ, máy sục khí phục vụ nuôi tôm, phụ tùng xe máy, trở thành nhà cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho các hãng Toyota, Honda sản xuất hàng có chất lượng cao và phát triển ổn định, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

-Sản phẩm cơ khí chế tạo thiết bị vật liệu điện: đã sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng và nhiều chủng loại: các loại động cơ đên 6KV – công suất 1000 KW, các biến áp phân phối đến 220 KV – Công suất 100 MW, các chủng loại dây và cáp điện trung hạ thế.

-Sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp: Đã sản xuất được các loại bơm tiêu úng đến 36.000 m3/h, các loại thiết bị dùng trong công nghiệp mía đường công suất đến 8000 T/ngày, các dây chuyền sản xuất cao su mủ khô đến 6000 T/năm, các dây chuyền chế biến thủy hải sản, các máy xay sát công suất đến 50T/ca, sơ chế cà phê, thiết bị cưa xẻ gỗ, chế biến chè và nhiều máy canh tác nhỏ.

Những cơ hội hợp tác thương mại mới

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí của Việt nam là rất lớn. Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam: Nhu cầu nhập khẩu thiết bị cơ khí để phát triển công nghiệp trong nước và đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh về sản phẩm cơ khí ước đạt bình quan hàng năm 12 0 15 tỷ USD với mức bình quân GDP trung bình đạt khoảng 8%.

Có thể nêu một số thiết bị cơ khí, thiết bị công nghệ phục vụ cho xây dựng các dự án công nghiệp như sau:

- Nhà máy nhiệt điện than từ 2008 – 2025 Việt nam cần xây dựng trên 100 nhà máy có công suất tổ máy 100 – 600 MW và tổng công suất là 152.000 MW.

- Nhà máy thủy điện cũng đến năm 2025 còn phải xây dựng 90 tạm có công suất tổ máy 3-MW – 1.200 MW và tổng công suất 14.500 MW.

- Nhà máy xi măng cần xây dựng trên 30 nhà máy công suất từ 0,35 – 2,4 triệu tấn/ năm để đảm bảo có sản lượng 75 triệu tấn/năm vào năm 2025.

- Các nhà máy chế tạo nhôm, lọc hóa dầu, phân bón, hóa chất, các nhà máy cấp nước các khu đô thị mới, xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng là nhu cầu cấp thiết của sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam với dân số 80 triệu người và mức tăng trưởng GDP bình quân từ 7 – 8 %/năm.

Thị trường Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa trên 20 năm, đặc biệt sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 nhiều tập đoàn công nghiệp và chế tạo  cơ khí đã tham gia vào thị trường Việt Nam, nhiều tập đoàn công nghiệp lớn cũng đã bắt đầu đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất tại chỗ, điển hình như Hàn Quốc, Đài Loan; Một số các tập đoàn đã kịp hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước trong việc giao các đơn hangh chế tạo gia công cơ khí cung cấp cho các dự án đầu tư trong lãnh thổ Việt Nam cũng như xuất khẩu sang các nước khác.

Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt nam với chức năng là cầu nối của trên 200 doanh nghiệp thành viên với các bạn hàng quốc tế xin đề xuất 1 số định hướng về đầu tư sau:

1.Đầu tư vào các lĩnh vực tư vấn thiết kế:

Do năng lực tư vấn thiết kế của Việt nam còn quá yếu, cần có những tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đến liên doanh liên kết tạo điều kiện để chế tạo máy, thiết bị trong nước cung cấp cho các dự án đầu tư vào Việt nam và cũng có thể xuất khẩu các sản phẩm cơ khí, thiết bị sang các thị trường khác mang thương hiệu nổi tiếng của các đối tác.

Có thể bán công nghệ, thiết kế cho các đối tác có nhu cầu trong nước để chế tạo thiết bị, sản phẩm cơ khí phục vụ cho chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm mà Chính phủ đã phê duyệt theo QĐ 186/2002, trong đó ưu tiên cho nhữn lĩnh vực sau:

-Thiết bị đồng bộ

-Máy động lực

-Cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến

-Máy công cụ

-Máy xây dựng

-Cơ khí đóng tầu thủy

-Cơ khí ô tô, cơ khí giao thông vận tải

-Thiết bị kỹ thuật điện, điện tử

Mục tiêu của Chính phủ đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng”

2. Đầu tư vào sản xuất: Chính phủ Việt nam đang chỉ đạo các ban ngành và địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà doanh nghiệp có tiềm năng của nước ngoài vào đầu tư nhà máy chế tạo các sản phẩm cơ khí trọng điểm nêu trên:

2.1 Đầu tư thiết bị và công nghệ vào khâu cơ bản để chế tạo các chi tiết lớn, sản xuất thép chế tạo cơ khí.

2.2 Đầu tư vào việc chế tạo máy động lực có trung bình từ 100 mã lực, tiến tới có thể chế tạo các động cơ thủy có công suất từ 400 mã lực trở lên, tỷ lệ nội địa hóa từ 35 -40 %.

2.3 Sản xuất các máy kéo 4 bánh có sông suất 18-20-25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất trên 30 mã lực.

2.4 Khuyến khích việc đầu tư chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản với công nghệ tiên tiến phục vụ cho xuất khẩu.

2.5 Ưu tiên đầu tư vào chế tạo máy công cụ hiện đại (ứng dụng hệ điều hành CN, PLC, CNC).

2.6 Liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào nhà máy chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại. Hiện nay hầu hết thị trường Việt Nam là sử dụng máy, thiết bị xây dựng nhập ngoại đã qua sử dụng.

2.7 Đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp đóng tầu, thiết bị đồng bộ như sản xuất thiết bị công nghệ, lắp ráp đông jcơ thủy cỡ lớn, thiêta bị trên boong tầu, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60-70% các sản phẩm đóng tầu mới mà Việt Nam đã và đang thực hiện.

2.8 Đầu tư vào cơ sở sản xuất máy xây dựng công trình giao thông như: trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy rải thảm bê tông, xe lu các loại.

2.9 Đầu tư vào việc lắp ráp toa xe lửa chở khách chất lượng cao để nâng tỷ lệ nội địa hóa 70-80%.

2.10 Đầu tư các nhà máy sản xuất các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chế tạo các thiết bị điện có điện áp trên 220kV, các thiết bị phân phối truyền dẫn, thiết bị áp lực, thủy lực phục vụ cho ngành công nghiệp và dân dụng.

2.11 Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được ưu đãi kể trên, các doanh nghiệp cơ khí có thể tìm kiếm các đối tác trong việc làm đại lý tiêu thụ sản phẩm và xây dựng những cơ sở dịch vụ sau bán hàng trên thị trường Việt nam.

Đồng thời có thể chọn được các cơ sở dịch vụ gia công các chi tiết đúc, rèn, cắt gọt đến đặt hàng chế tạo  các sản phẩm kết cấu thép, các sản phẩm thiết bị phi tiêu chuẩn, lắp ráp các thiết bị cơ khí ở các địa chỉ tin cậy từ Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba mà đến nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn cơ khí nước ngoài đang thực hiện có kết quả tại Việt Nam.

Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt nam sẵn sàng làm cầu nối giữa doanh nghiệp hai nước gặp gỡ trao đổi và hợp tác kinh doanh trên nguyên tắc cùng có lợi, ổn định và tin cậy.

Nguồn: Vinanet