Hai nước đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác, trong đó có các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (1996); Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại (2004); Nghị định thư thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác (tháng 4/2013). Ngoài ra, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thương mại I-xra-en cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác để hỗ trợ cộng động doanh nghiệp hai bên (2011).

Hiện nay, I-xra-en đang đặt vấn đề đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam và hai nước đang xem xét tiến hành nghiên cứu khả thi về vấn đề này.

Là quốc gia nhỏ với dân số gần 8,0 triệu người nhưng hoạt động ngoại thương của Israel khá phát triển. Israel đã coi xuất khẩu là cốt lõi của nền kinh tế, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao. Israel đi tiên phong trong các lĩnh vực linh kiện điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, y tế, công nghệ nông nghiệp, hóa chất, năng lượng mới... Israel nổi tiếng trên thế giới về khoa học công nghệ cao và hiện đại, nhất là công nghệ vi mạch điện tử, công nghệ gien sinh học, hóa chất, năng lượng mới, bảo quản thực phẩm, xử lý nước thải và chất thải rắn, công nghiệp chế tác kim cương.

Trong thời gian qua, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel tăng trưởng khá nhanh. Từ khi ký Hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại đến năm 2008, cán cân thương mại tương đối cân bằng. Từ năm 2009 đến năm 2011, Việt Nam có nhu hướng nhập siêu do tốc độ tăng của nhập khẩu từ Israel nhanh hơn so với tốc độ tăng của xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2012, cán cân thương mại đã có sự thay đổi rõ rệt, Việt Nam chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu; theo đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 279,3 triệu USD, tăng gần 2 lần so với năm 2011, và nhập khẩu đạt 126,1 triệu USD, giảm 32% so với năm trước.

Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam Israel đạt 605,3 triệu USD tăng 38%; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 400,7 triệu USD, tăng 43%, và nhập khẩu từ Israel đạt 204,6 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Israel đang nổi lên là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Xét về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, Israel đứng sau UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Ảrập Xêút.

Bảng 1: Trao đổi thương mại Việt Nam – Israel  giai đoạn từ 2004 – 2013

Đơn vị: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu

Tổng kim ngạch XNK

2004
31,7
34,4
66,1
2005
31,5
36,0
67,5
2006
43,4
41,3
84,7
2007
57,3
83,4
140,7
2008
82,0
80,5
162,5
2009
76,9
129,4
206,3
2010
97,4
124,9
222,3
2011
171,8
203,6
375,4
2012
279,3
158,9
438,2
2013
400,7
204,6
605,3

Theo số liệu của Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Israel trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 83,65 triệu USD, tăng 53,05% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Israel trong 2 tháng đầu năm 2014 dẫn đầu vẫn là mặt hàng điện thoại di động và linh kiện, trị giá 51,49 triệu USD, chiếm tới gần 62% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng thủy sản, trị giá 6,58 triệu USD, tăng 1,44%. Xuất khẩu giày dép đứng thứ ba, trị giá 5,16 triệu USD, tăng 155,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngòai ra thì Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường này mặt hàng cà phê, dệt may và hạt điều.

Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Israel đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu mới sang thị trường này (từ năm 2013) nhưng đã đạt kim ngạch khá cao và chiếm tỷ trọng lớn cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Bảng 2: Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Israel 2 tháng đầu năm 2014

Mặt hàng
2Tháng/2013
2Tháng/2014

 2Tháng/2014 so với cùng kỳ năm trước (%)

 
 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
 Lượng
Trị giá 
Tổng

54.662.645
 
83.659.026

+53,05

Điện thoại các loại và linh kiện


31.987.064
 
51.498.012

+61
Hàng thủy sản

6.492.217
 
6.585.532

+1,44

Giày dép các loại


2.021.084
 
5.169.989

+155,8
Cà phê
1.435
2.941.183
1.663
3.001.013

+2,03
Hàng dệt may

2.807.329
 
2.653.391

-5,48
Hạt điều
127
811.712
191
1.203.285

+48,24

Hợp tác về công nghiệp: Bộ Công Thương luôn khuyến khích và mời gọi các doanh nghiệp Israel vào tìm hiểu, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, cảng biển, khu công nghiệp, nhà máy...tại Việt Nam. Gần đây, phía Israel mong muốn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quan tâm và mong muốn tranh thủ hợp tác trong những lĩnh vực mà phía Israel có thế mạnh như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà máy sản xuất ethanol, năng lượng tái tạo, công viên sinh thái, trồng và sản xuất bông, sản xuất hóa chất, phân bón, xây dựng kho chứa dầu ngầm dưới đất, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, dệt may, đầu tư rộng hợp tác sản xuất kinh doanh...

Tiềm năng hợp tác, giao thương giữa hai nước còn rất lớn. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai các cơ chế hợp tác, phối hợp xây dựng chính sách, tận dụng thế mạnh sẵn có của hai nước nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tăng cường trao đổi thương mại hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

T.Nga
Nguồn: Vinanet/Thitruongnuocngoai
 

Nguồn: Hải quan Việt Nam