(VINANET) - Ấn Độ hiện đã trở thành một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trao đổi thương mại hai chiều không ngừng tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2012 là 12,2%/năm, trong đó tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt bình quân 46,3%/năm và tăng trưởng nhập khẩu từ Ấn Độ đạt bình quân 1,1%/năm.

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2013, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Ấn Độ đạt 2,246 tỷ USD, tăng trưởng 47,1% so với 1,526 tỷ USD cùng kỳ năm 2012. Dự kiến năm 2013 đạt 5 tỉ USD và đạt 7 tỉ USD vào năm 2015.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,021 tỷ USD, tăng trưởng 73,16%, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ 1,225 tỷ USD, tăng 31% và thậm hụt cán cân thương mại - 203,8 triệu USD, giảm 40,6%.

5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Ấn Độ: điện thoại các loại và linh kiện 511 triệu USD, tăng trưởng 323%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 79,7 triệu USD, tăng trưởng 58,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 69,5 triệu USD, giảm 29,8%; cao su thiên nhiên 40,5 triệu USD, giảm 12,8% và cà phê 35,4 triệu USD, tăng trưởng 39,7%.

Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn còn rất lớn, đặc biệt ở lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng… Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ đã được ký kết sẽ tạo thêm nhiều động lực mới, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Hiện nay, Ấn Độ có 150 doanh nghiệp và 70 công ty văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các văn phòng này chủ yếu hoạt  động kinh doanh trong lĩnh vực: dược phẩm, máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, vật tư nông nghiệp.

Nhiều ngành của hai nước có nhiều triển vọng hợp tác như dệt may, da giày, hóa chất, thép đều đã có những dự án hợp tác đầu tư, liên doanh cụ thể và thiết thực. Trong lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Ấn Độ (ONGC) đã tham gia một số dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Vụ trưởng vụ xúc tiến và Chính sách Công nghiệp – Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết, trong ngành dệt may, Ấn Độ có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn, đây là cơ hội tốt để ngành dệt may hai nước hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, Ấn Độ là thị trường lớn và có tổng trị giá tiêu thụ thực phẩm 181 tỷ USD hàng năm. Dự báo trị giá thị trường thực phẩm nội địa của Ấn Độ vào năm 2015 sẽ tăng lên 258 tỷ USD, do vậy Ấn Độ đang khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực này...

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ 5 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK 5T/2013
KNXK 5T/2012
% so sánh
Tổng kim ngạch
1.021.073.929
589.659.098
73,16
Điện thoại các loại và linh kiện
511.019.465
120.667.149
323,50
máy móc, thiết bị phụ tùng khác
69.463.039
96.835.001
-28,27
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
79.739.846
50.205.733
58,83
cao su
40.467.174
46.383.508
-12,76
hạt tiêu
18.523.916
27.572.341
-32,82
cà phê
35.355.879
25.300.168
39,75
hóa chất
24.932.126
19.953.661
24,95
sắt thép các loại
6.985.459
19.007.676
-63,25
gỗ và sản phẩm gỗ
21.596.678
16.948.632
27,42
than đá
3.569.507
15.542.610
-77,03
Xơ sợi các loại
23.005.856
12.177.928
88,91
Phương tiện vân tải và phụ tùng
11.924.412
11.833.781
0,77
giày dép các loại
13.166.124
11.606.170
13,44
hàng dệt, may
10.116.822
8.336.310
21,36
sản phẩm hóa chất
11.341.324
7.800.337
45,40
hàng thủy sản
5.082.593
6.610.828
-23,12
sản phẩm từ chất dẻo
5.051.083
6.333.979
-20,25
hạt điều
14.407.673
5.979.412
140,95
sản phẩm từ sắt thép
7.814.575
5.433.120
43,83
chất dẻo nguyên liệu
2.342.570
3.226.778
-27,40
quặng và khoáng sản khác
205.650
636.496
-67,69
sản phẩm từ cao su
1.371.469
561.570
144,22
chè
849.968
342.569
148,12

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

Nguồn: Vinanet