Ngày 8/8/2012 đánh dấu cột mốc sinh nhật lần thứ 45 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, ASEAN vượt bao khó khăn và thách thức đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị - kinh tế năng động, có vai trò và vị thế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. Với những kết quả đã đạt được, ASEAN hiện đã bước sang giai đoạn phát triển mới hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính: Cộng đồng An ninh-Chính trị ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN từ năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó phải kể đến tình hình thương mại giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng phát triển.

Theo thống kê của WTO, năm 2011, vị trí ngoại thương hàng hoá của Việt Nam được nâng lên 2 bậc, đứng thứ 36 trên thế giới, trong đó xuất khẩu ở vị trí 41 và nhập khẩu là 33. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), Việt Nam vẫn duy trì vị trí thứ 5, nhưng tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam (34,2%) cao hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu chung của cả khối (khoảng 18%)

Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu của các nước ASEAN năm 2011

Tên nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Kim ngạch  (Tỷ USD)

Tăng/giảm so với năm 2010 (%)

Kim ngạch  (Tỷ USD)

Tăng/giảm so với năm 2010 (%)

Singapore

409,5

16,4

365,8

17,7

Thailand

228,8

17,2

228,5

24,9

Malaysia

227,0

14,3

187,7

14,0

Indonesia

201,5

27,5

176,4

30,3

Viet Nam

96,9

34,2

106,7

25,8

Philippines

48,0

-6,7

64,0

9,5

Brunei (E)

12,3

37,5

3,3

32,1

Myanmar (E)

10,5

20,0

7,2

49,8

Cambodia (E)

7,0

35,1

9,3

37,0

Lao PDR (E)

2,4

37,4

2,7

28,6

Nguồn: WTO và Tổng cục Hải quan

Ghi chú: (E) Số liệu theo ước tính của WTO

 Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong 2 quý đầu năm 2012 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN 6 tháng đầu năm 2008 – 2012

ĐVT: Tỷ USD

 

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Cán cân thương mại

2008

10,79

5,39

-5,40

2009

5,91

4,44

-1,40

2010

7,60

5,25

-2,35

2011

10,40

6,27

-4,13

2012

10,27

7,86

-2,41

Nguồn: Tổng cục Hải quan

(Ghi chú: Thực hiện theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/01/2009 nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam được thống kê và công bố theo nước xuất xứ.)

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 7,86 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tương ứng tăng 1,59 tỷ USD).

Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này trong 6 tháng/2012 là hơn 10,27 USD, giảm 1,2%so với 6 tháng/2011 và chiếm tới 20,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.

Về cán cân thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2012: số liệu thống kê cho thấy mức thâm hụt cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về phía Việt Nam với 2,41 tỷ USD (giảm mạnh so với mức nhập siêu 4,13 tỷ USD của 6 tháng năm 2011), bằng 30,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và lớn hơn rất nhiều so với mức nhập siêu chung của cả nước chỉ có 158 triệu USD.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu: theo số liệu thống kê những năm trước, hai nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN vẫn là gạo và dầu thô với trị giá chiếm xấp xỉ 30% tổng kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, trong 6 tháng năm 2012, trị giá xuất khẩu hai nhóm hàng trên sang thị trường ASEAN giảm mạnh chỉ còn chiếm tỷ trọng 17% (gạo: giảm 324 triệu USD; dầu thô: giảm 88 triệu USD). Trong khi đó, hai nhóm hàng là máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện và nhóm hàng điện thoại các loại & linh kiện lại tăng mạnh với mức tăng tương ứng là 378 triệu USD và 403 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam sang thị trường ASEAN 6 tháng năm 2011 và 6 tháng năm 2012

ĐVT: triệu USD

 

6T/2011

6T/2012

Dầu thô

804

716

Điện thoại các loại và linh kiện

236

639

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

261

639

Gạo

947

623

Sắt thép các loại

473

634

Xăng dầu các loại

595

559

Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

346

424

Cao su

110

228

Cà phê

105

203

Sản phẩm từ chất dẻo

173

175

Nguồn: Tổng cục Hải quan

ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đứng sau thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong nhiều năm qua, ASEAN là đối tác chính nhập khẩu các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo; dầu thô; xăng dầu các loại; sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện;…

Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang ASEAN 6 tháng đầu năm 2012

(Đơn vị tính: triệu USD)

Stt

Tên hàng

6 tháng

/2011

6 tháng

/2012

Tốc độ tăng/giảm (%)­ 1

Tỷ trọng so với cả nước (%) 2

1

Dầu thô

804

716

-10,9

19,0

2

Điện thoại các loại và linh kiện

236

639

170,8

12,7

3

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện

261

639

144,8

18,9

4

Sắt thép các loại

473

634

34,1

82,4

5

Gạo

947

623

-34,2

35,6

6

Xăng dầu các loại

595

559

-6,1

52,0

7

Máy móc, tbi dụng cụ phụ tùng

346

424

22,5

16,0

8

Cao su

110

228

107,3

18,9

9

Cà phê

105

203

93,3

9,2

10

Sản phẩm từ chất dẻo

137

179

30,7

23,5

11

Hàng hoá khác

2.255

3.016

33,7

9,8

Tổng

6.269

7.860

25,4

14,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ghi chú: 1. là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó 6 tháng năm 2012 so với 6 tháng/2011

              2. là tỷ trọng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN so với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị trường.

Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: hàng hoá mà các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu từ khu vực thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu;… Trị giá cộng gộp của 4 nhóm hàng này chiếm hơn 45% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.

Kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ thị trường ASEAN 6 tháng năm 2011 và 6 tháng năm 2012

ĐVT: triệu USD

 

6T/2011

6T/2012

Xăng dầu các loại

2.841

2.479

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

435

1.060

Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và sản phẩm

486

618

Chất dẻo nguyên liệu

529

505

Hóa chất

281

361

Dầu mỡ động thực vật

374

328

Gỗ và sản phẩm

294

327

Dầu thô

337

301

Giấy các loại

291

281

Nguồn: Tổng cục Hải quan

            ASEAN là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) cung cấp hàng hoá cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhiều nhóm hàng được nhập khẩu từ thị trường này với tỷ trọng lớn như xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; dầu mỡ động thực vật…

Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ ASEAN 6 tháng năm 2012

(Đơn vị tính: triệu USD)

Stt

Tên hàng

6 tháng

/2011

6 tháng

/2012

Tốc độ tăng/giảm (%)­ 1

Tỷ trọng so với cả nước (%) 2

1

Xăng dầu các loại

2.841

2.479

-12,7

51,5

2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

435

1.060

143,7

18,7

3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

486

618

27,2

8,1

4

Chất dẻo nguyên liệu

529

505

-4,5

22,5

5

Hóa chất

281

361

28,5

25,2

6

Dầu mỡ động thực vật

374

328

-12,3

86,7

7

Gỗ và sản phẩm gỗ

294

327

11,2

46,7

8

Giấy các loại

291

281

-3,4

50,2

9

Hàng điện gia dụng & linh kiện

333

232

-30,3

68,9

10

Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

189

227

20,1

31,1

11

Hàng hoá khác

4.346

3.856

-11,3

13,3

Tổng

10.399

10.275

-1,2

19,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ghi chú: 1. là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó 6 tháng năm 2012 so với 6 tháng/2011

              2. là tỷ trọng trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN so với kim nhập khẩu nhóm hàng đó của cả nước từ  tất cả các thị trường.

Về các đối tác trong ASEAN:trong 6 tháng đầu năm 2012, Singapore tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 4,52 tỷ USD, đây là thị trường duy nhất trong khối này có trị giá thương mại đạt tốc độ tăng trưởng âm. Tiếp theo là Thái Lan: 3,97 tỷ USD và Malaixia: 3,56 tỷ USD.           

Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN 6 tháng năm 2012

(Đơn vị tính: triệu USD)

 

Stt

 

Tên nước

Kim ngạch

Tốc độ tăng/giảm (%)

Tổng xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

 1

Brunây

322

8

314

167,0

11,1

176,9

 2

Campuchia

1.698

1.398

299

25,1

26,0

20,9

 3

Indonexia

2.202

1.132

1.071

8,4

20,1

-1,7

 4

Lào

466

208

258

28,9

58,5

12,1

 5

Malaixia

3.556

1.917

1.640

11,3

47,2

-13,3

 6

Myanma

117

50

67

68,4

38,4

100,7

 7

Philippin

1.284

851

433

20,6

15,3

32,4

 8

Singapore

4.516

1.114

3.402

-1,1

-7,7

1,2

 9

Thái Lan

3.973

1.183

2.791

1,9

48,5

-10,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN 6 tháng năm 2012

Malaysia

24,4%

Myanmar

0,6%

Lào

2,6%

Philippines

10,8%

Bruney

0,1%

Singapore

14,2%

Indonesia

14,4%

Thái Lan

15,0%

Cămpuchia

17,8%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN 6 tháng năm 2012

Singapore

33,1%

Myanmar

0,7%

Lào

2,5%

Cămpuchia

2,9%

Bruney

3,1%

Philippines

4,2%

Indonesia

10,4%

Malaysia

16,0%

Thái Lan

27,2%

 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguồn: Thống kê Hải quan

 

Nguồn: Vinanet