Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Cẩm Tú, để gia nhậpWTO Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và dự do hoá hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Từ trước khi tham gia WTO Việt Nam đã xây dựng chiến lược cho hội nhập kinh tế quốc tế nên khi gia nhập WTO, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khoá X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO” đã được ban hành. Tiếp theo đó, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cũng đã bàn hành các chương trình hành động của mình theo định hướng lớn đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra. Như vậy, ta đã có bước chuẩn bị trong việc thực thi các cam kết để thực hiện đúng nguyên tắc “chủ động hôi nhập kinh tế quốc tế”.

Việc thực hiện của Việt Nam trong hai năm vừa qua được tập trung cả ở thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng loạt những cải cách mà nhờ đó đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Với việc trở thành thành viên của WTO và áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, những cải cách này thậm chí càng trở nên quan trọng hơn. Gia nhập WTO mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đi kèm với sự cạnh tranh và đe doạ nhiều hơn.

Nhìn chung, những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO bao gồm:

-Thị trường mở dẫn đến cạnh tranh tăng lên;

-Sản xuất các sản phẩm có tiêu chuẩn cao và canh tranh về giá và chất lượng và những sản phẩm này có thể được bán cả ở thị trường trong nước và quốc tế;

-Quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khó thích ứng;

-Thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý;

-Thiếu hợp tác giữa các DNVVN;

-Các chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi;

-Thiếu khả năng cạnh tranh;

-Đối mặt với những rào cản thương mại phi thuế quan;

-Vấn đề ngôn ngữ;

-Phát triển kết cấu hạ tầng trợ giúp DNVVN và thực hiện nghĩa vụ với WTO;

-Các vấn đề về kế cấu hạ tầng khác như đường xá, viễn thông, cung cấp năng lượng;

-Tiêu chuẩn hoá, tuân htủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ;

-Khung khổ luật pháp minh bạch để bảo vệ và trợ giúp hợp lý bằng pháp luật;

-Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

-Bảo vệ kiến thức truyền htống;

-Giảm thuế gây ra cạnh tranh nhiều hơn, vừa là đe doạ với một số doanh nghiệp, vừa là cơ hội với các doanh nghiệp khác;

-Hiểu biết về thực tiễn kinh doanh quốc tế;

-Khó khăn trong tiếp cân vốn từ khu vực tài chính chính thức – theo Bộ Kế hoạch và ĐẦu tư, chỉ có 32,4% DNVVN đủ điều kiện để vay từ các ngân hàng chính thức – do vậy họ phải có được tài chính từ các nguồn khác để cạnh tranh.

Thách thức lớn nhất rõ ràng là phát triển cơ chế và phương tiện để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trở thành các doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh. Trong việc thúc đẩy tăng trưởng của các DNVVN, điều quan trọng là đảm bảo rằng họ thực sự tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được và chỉ dừng lại ở việc lập dự án. 97% doanh nghiệp Việt Nam là các DNVVN, đây không phải là một tỷ lệ khác thường, nhưng tại Việt Nam, khác biệt giữa các DNVVN, thường là quy mô nhỏ, với các doanh nghiệp lớn hơn là đáng kể.

Việc gia nhập WT mở ra nhiều cơ hội lẫn sự cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói tất cả những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế từ việc gia nhập WTO sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:

-Bởi nhanh chóng tự do hoá thị trường trong nước, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm và còn non trẻ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

-Phạm vi giảm thuế rộng ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu thuế hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của Chính phủ.

-Dòng vốn đổ vào có thể mang theo những rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại về cơ cấu và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những với dòng vốn chảy vào do đầu cơ có thể dễ dàng chảy ra nếu có những thay đổi về tình hình kinh doanh hay kỳ vọng của các nhà đầu tư.

-Đối với các dịch vụ phân p hối, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép tham gia trong lĩnh vực bán lẻ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong nước, trừ 10 sản phẩm nhạy cảm đối với nền kinh tế. Cả 10 sản phẩm này cũng sẽ được cho phép trong những năm tới. Do đó, đa số các hình thức phân phối hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các cơ sở thương mại cá thể nhỏ của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với các trung tâm phân phối, bán hàng hoá với giá cả hấp dẫn và kinh doanh thương mại hiệu quả hơn nhờ vào kinh tế quy mô.

-Hàng tỷ đôla FDI đã được đăng ký vào Việt Nam trong 5 năm qua nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa được giải ngân.

-Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đất nước trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biến động kinh tế quốc tế. Thương mại với các nước phát triển tăng, trong khi tiếp tục cải thiện thị trường và kinh doanh thương mại, với thị trường mở hơn và giảm bớt các hạn ngạch do việc thực hiện cam kết gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải bảo vệ chính họ trước những tác động tiêu cực.

-Khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hoá sau khi trở thành thành viên WTO, nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưonửg nhiều hơn từ các biến cố của kinh tế thế giới. Theo truyền thống, đồng Việt Nam được gắn chặt với đôla Mỹ, nhưng sự giảm giá gần đây của đôla đang khiến chính phủ phải mở rộng sự kiềm toả để tạo điều kiện cho sự giao dịch giữa đồng và đôla. Các nhà nhập khẩu ViệtNam đang nhận thấy những áp lực khiến thu nhập thấp hơn do đôla giảm giá. Nỗi lo sợ về lạm phát cũng đe doạ sự phát triển vững chắc của khu vực doanh nghiệp.

Các tác động tiêu cực gây ra mối đe doạ cho các phương thức kinh doanh lâu năm và truyền thống được bù đắp nhiều hơn bằng các cơ hội và tác động tích cực mà việc gia nhập WTO đem lại cho các doanh nghiệp. Gia nhập WTO được mong muốn sẽ cùng có lợi cho tất cả các bên, nếu không như vậy thì các nền kinh tế trên thế giới sẽ chẳng tha thiết yêu cầu được trở thành thành viên của tổ chức này. Sự cần thiết phải tuân thủ các cam kết WTO buộc các nước đang phát triển phải tiến hành những cải cách quan trọng mà cuối cùng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Với các thủ tục được chuẩn hoá và minh bạch hơn, quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo hơn và sự phát triển được thúc đẩy thông qua thương mại, đầu tư và các cơ hội rộng mở hơn. Cụ thể, những cơ hội đối với doanh nghiệp sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO bao gồm:

-Việc đơn giản hoá 3 thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và cấp giấy phép khắc giấy có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp mới.

-Việc mở rộng hệ thống tài chính cạnh tranh sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ với các dịch vụ tài chính mới trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, giải chấp thanh toán, tư vấn tài chính và dịch vụ thông tin.

-Viêc moẻ cửa dịch vụ bưu chính viễn thông sẽ có tác động rất tích cực đến các DNVVN Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp từ nhỏ nhất cạnh tranh toàn cầu nhờ Internet và thương mại trực tuyến.

-Tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ đem lại sự tăng trưởng trong xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng may mặc, da giầy, sản phẩm gỗ và đồ dùng gia đình. Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa ra sản phẩm, đầu tư và dịch vụ để giúp hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và đổi mới trong nước. Trong một năm, FDI đã tăng lên gấp đôi vào năm 2007 tới 20 tỷ đôla và xuất khẩu đã tăng 21,5%.

-Mạng liên kết và các hiệp hội rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của các DNVVN, đóng vai trò quan trọng trong giáo dcụ, tiếp cận thông tin và thị trường, đồng thời là tiếng nói của các DNVVN tới các cơ quan chức năng.

-Mặc dù tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam, FDI cũng mang lại cơ hội lớn và giá trị tăng thêm.

-Việc Việt Nam giảm thuế và các nghĩa vụ nhập khẩu đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ôtô sẽ tạo điều kiện cho nhiều hàng hoá đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý, giúp DNVVN hướng tới nâng cao hiệu quả nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn.

Qua đánh giá sơ bộ kết quả đạt được và những tồn đọng cần được giải quyết đối với các doanh nghiệp sau2 năm Việt Nam gia nhập WTO, để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam cần phải tập trung vào một số vấn đề lớn như sau:

1.Cần giảm thời gian thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam và giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam so với Trung Quốc, Malaysia và Singapore, nhất là khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn dựa trên sự phát triển của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu;

2.Cam kết WTO về việc cho phép sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng nhấn mạnh sự khẩn thiết trong cải cách các ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước.

3.Một số lượng lớn FDI đã được cam kết tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO nhưng để tiếp tục thu hút và nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư này, Việt Nam phải đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ nhà đầu tư hơn.

4.Một điều đã được thừa nhận rộng rãi là khu vực doanh nghiệp mạnh và bền vững  là trung tâm của một nền kinh tế mạnh. Sự tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua là đáng khích lệ và kỳ vọng, sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần có sự chú ý nhiều hơn đến đào tạo, hỗ trợ, trang bị các kỹ năng về công nghệ và quản lý trong khu vực này nhằm giúp các doanh nghiệp tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh.

5.Cần giải quyết những vấn đề còn tồn tại đối với doanh nghiệp về tiếp cận tới đất đai, tài sản, vấn đề về cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề về cải cách cơ cấu nhanh và trên diện rộng.

6.Đối với việc thâm nhập thị trường nước ngoài, giá cả hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao và ổn định để cạnh tranh trong các thị trường phát triển. Cần chú ý và rút kinh nghiệm từ sự phản ứng của công chúng và sự giận dữ của người tiêu dùng đối với các mặt hàng chất lượng kém, nhất là đồ chơi, sản phẩm y tế được sản xuất tại Trung Quốc, những sản phẩm chứa chất độc gây ra cái chết của một số người tiêu dùng ở nước ngoài.

7.Khu vực thành thị đã thu được nhiều lợi ích từ FDI nhờ việc gia nhập WTO, nhưng khu vực nông thôn vẫn kém phát triển. Chính quyền địa phương phải tăng cường sự cạnh tranh trong nhà đầu tư nhằm đảm bảo cho cá khu vực truyền htống của địa phương phát triển tốt và hạn chế làn sóng di dân ra thành thị để tìm kiếm việc làm.

8.Nhiều doanh nghiệp cho rằng đã có sự cải thiện trong môi trường thể chế nhưng vẫn có sự khác biệt trong quá trình thực hiện, do đó vẫn còn những hàng rào thể chế cần phải được xoá bỏ.

Nguồn: Vinanet