Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng và nhờ đó Hàn Quốc đã vượt Canada trở thành thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn thứ 6 của Việt Nam – tương đương với mức tiêu thụ của cả khối ASEAN.

Riêng mặt hàng giày dép, kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2009 đạt 15,5 triệu USD, tăng 12,3% sovới cùng kỳ năm ngoái.Đạt được kết quả xuất khẩu này cũng là một sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh xuất khẩu vào các thị trường lớn đều có sự sụt giảm và Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ giầy dép lớn thứ 8 của Việt Nam.

Chi tiêu hàng tháng của người Hàn Quốc đối với quần áo và giày dép chiếm khoảng 6,5% tổng mức chi tiêu, tức xấp xỉ 96 USD/tháng. Người Hàn Quốc ngày càng có xu hướng Tây phương hoá nhất là trong lĩnh vực thời trang. Người Hàn Quốc nhất là giới trẻ ưa chuộng đồ thời trang của các nước châu Âu, đặc biệt là các hãng có nhãn mác nổi tiếng thế giới.

Hàng thời trang có nhãn mác nổi tiếng thường được bán tại các cửa hàng chuyên doanh thời trang hoặc các bách hoá lớn. Còn mặt hàng giày dép có giá bình dân hơn do sản xuất đại trà thường được nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc được bán nhiều tại các khu chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ bình dân hơn.

Do đó để có thể thâm nhập một cách sâu rộng vào thị trường này các doanh nghiệp cần đáp ứng một cách linh hoạt với những thay đổi của giới trẻ trong việc thay đổi mẫu mã cũng như cách thức tiếp cận người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Ngày nay, việc bán hàng qua mạng đang là hình thức phổ biến tại Hàn Quốc. Dođó cách thức tiếp cận mới mẻ này các doanh nghiệp cũng nên quan tâm.

Trung bình Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 20% tổng nhu cầu tiêu thụ da giày trong nước. Các nước chủ yếu xuất khẩu hàng da giày vào Hàn Quốc là Trung Quốc (63%), Italia (14,8%), Indonesia (5,2%), Việt Nam (4,7%) và Thái Lan (2,6%).

Trong cơ cấu chủng loại giày nhập khẩu, thì giày da chiếm tới 64,3% tiếp thới là giày cải 14,65%, giày thể thao 12,5% và giày cao su chỉ chiếm 0,9%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là giày da và giày vải, giày thể thao trong đó giày da chiếm 72,33%, giày thể thao 13,5% và giày vải 12,41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam.

Việt Nam luôn là một trong 4 nhà cung cấp lớn nhất tuy nhiên tỷ trọng của Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các đối thủ khác, nhất là Trung Quốc vàItalia. Về giày da, hàng Việt Nam chiếm 7,03% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc sau Trung Quốc (46,36%), Italia (22,5%) và Indonesia (9,18%). Kim ngạch giày vải của Việt Nam lớn thứ 3 tuy vậy chỉ chiếm 5,32% thấp hơn Italia (6,69%) và thấp hơn nhiều so với Trung quốc (44,29%). Mặt hàng giày thể thao của Việt Nam cũng chỉ chiếm khiêm tốn 6,76% so với trên 51,7% của Trung Quốc và 16,38% của Italia.

Có thể thấy rằng đối thủ lớn nhất của ViệtNam vẫn là Trung Quốc vì hàng Việt Nam có chất lượng khác biệt rất lớn so với hàng Italia trong khi riêng đối với Trung Quốc, hàng Việt Nam có chất lượng tương đương. Tất nhiên trong một số điều kiện cạnh tranh, hàng Trung Quốc rõ ràng vẫn có sức cạnh tranh lớn hơn hàng của Việt Nam nhất là về giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán....Tuy vậy, nếu hàng Việt Nam có thể xâm nhập thị trường khó tính như Châu Âu thì việc xâm nhập thị trường Như Hàn Quốc sẽ dễ dàng hơn, nhất là khi Hàn quốc là thị trường phi hạn ngạch đối với hàng giày dép, hơn thế có ưu đãi về thuế suất thuận lợi hơn nhiều so với Nhật Bản - một thị trường được coi là có nhiều thuận lợi nhất về thuế đối với hàng giày dép hiện nay. Thuế suất của Hàn Quốc đối với hàng giày dép chỉ13% đối với tất cả các loại trừ hàng giày dép chống nước (HS6401) và các bộ phận giày dép có thể tháo rời (HS 6406) được áp dụng thuế suất 8%.

Hiện có khá nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư sản xuất giày dép tại ViệtNam, tuy nhiên hầu hết hàng sản xuất dùng để xuất khẩu đi Mỹ và EU, do vậy việc thông qua các nhà đầu tư Hàn Quốc để xuất khẩu trở lại Hàn Quốc là rất khó. Khó khăn lớn nhất của da giày ViệtNam trong việc thâm nhập Hàn Quốc là giá cả cạnh tranh do kémvề khâu cung cấp nguyên liệu, chi phí vận chuyển cao.

 

 

Nguồn: Vinanet