Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2012, trao đổi thương mại giữa Việt Nam- cô oét đạt 216,98 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 8,17 triệu USD và nhập khẩu đạt 208,81 triệu USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2012, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Cô oét, dẫn đầu là hàng thủy sản, đạt trị giá 2.895.976 USD, chiếm 35,4% tỷ trọng; đứng thứ hai là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đạt 992.608 USD, chiếm 12,1%; đứng thứ ba là hạt tiêu, trị giá 532.338 USD.

Ngòai ra Việt Nam còn xuất khẩu rau quả, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc sang thị trường Cô oét đạt trị giá lần lượt 309.582 USD và 163.680 USD.

Số liệu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Cô oét tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012

Mặt hàng

ĐVT

Tháng 4/2012

4T/2012
 
 
Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Tổng
 
 
2.513.466
 
8.176.237

Hàng thủy sản

USD
 
890.666
 
2.895.976

Gỗ và sp gỗ

USD
 
 
 
992.608

Hạt tiêu

Tấn
60
430.713
75
532.338

Hàng rau quả

USD
 
72.714
 
309.582

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

USD
 
119.040
 
163.680
 

Những mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Cô oét trong 4 tháng đầu năm 2012 là xăng dầu và chất dẻo nguyên liệu, mặt hàng xăng dầu chiếm tới 95,9%, trị giá 200.316.560 USD.

Số liệu nhập khẩu từ Cô oét tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012

Mặt hàng

ĐVT

Tháng 4/2012

4T/2012
 
 
Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

Tổng
 
 
103.651.900
 
208.810.045

Xăng dầu các loại

Tấn
100.543
101.604.460
201.714
200.316.560

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn
1.436
2.047.320
5.510
7.410.803
 

Tìm hiểu về thị trường Cô oét

- Toàn bộ địa hình Cô oét nằm trên sa mạc có hai mùa rõ rệt với khí hậu khắc nghiệt , mùa hè nắng nóng, mùa đông nhiệt độban đêm có lúc xuống -3 độ C, mưa rất ít , quanh năm nắng chói . Vì vậy, Cô oét không thể phát triển nông nghiệp, hầu như toàn bộ lương thực , thực phẩm đều phải nhập khẩu từ bên ngoài , tuy có một ít sản lượng thủy sản tự đánh bắt nhưng không đáng kể . Với lợi thế là một nước nông nghiệp giàu tiềm năng , Việt nam sẽ có nhiều ưu thế xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo , thực phẩm , Rau hoa quả , thủy hải sản ,cà phê ,chè , hạt tiêu , hạt điều , bánh kẹo , sữa và các sản phẩm từ sữa... đặc biệt là lương thực , thực phẩm, rau quả chế biến sâu. Đồng thời tận dụng các nguồn vốn dư thừa của Cô oét hợp tác đầu tư bao tiêu sản phẩm phát triển nông nghiệp tại Việt nam .

- Ngoài khả năng to lớn về công nghiệp khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu lửa, nền sản xuất công nghiệp của Cô oétt hầu như không có gì đáng kể. Để phục vụ cho tiêu dùng , dịch vụ và sản xuất nhỏ tại Cô oét đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp nhẹ của Việt nam như : vải vóc , dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện điện tử, điện thoại và linh kiện, đồ điện dân dụng , dây điện và cáp điện , đồ gỗ , đồ gốm sứ , thủ công mỹ nghệ , mây tre đan, hàng bách hóa, sản phẩm chất dẻo , sản phẩm sắt thép, đồ chơi trẻ em , giấy vở các loại , văn phòng phẩm ...

- Cô oét có nhu cầu cao nhập khẩu các thiết bị, vật tư, vật liệu dùng trong xây dựng dân dụng , công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí , xây dựng hạ tầng cơ sở , khu công nghiệp , giao thông, đô thị vệ tinh, cầu cống, xây dựng các Trung tâm tài chính, thương mại, khu vui chơi giải trí ...theo các dự án lớn đã được nhà nước duyệt cho giai đoạn 2005- 2015. Đây là tiềm năng xuất khẩu cho các vật liệu xây dựng của Việt nam như : Xi măng , đá ốp lát , sắt thép dùng trong xây dựng , gạch , ngói , kính xây dựng , thiết bị vật tư chuyên dùng , dây cáp điện , dây , que hàn.

 
 

Nguồn: Vinanet