Nhiều thắc mắc, chỉ số RCA (năng lực cạnh tranh quốc tế) của nông sản hàng hoá Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, nhưng đời sống của người nông dân bao đời nay vẫn vất vả. Trong khi, biên độ trong cam kết với WTO của Việt Nam về trợ cấp cho nông nghiệp vẫn còn rất rộng.

Nông sản Việt Nam được xuất khẩu với giá khá thấp, giá rẻ ở đây lại nằm trong việc tận dụng nhân công rẻ mạt của người nông dân. Tuy nhiên, trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản hiện nay không chỉ là giá rẻ, mà cá nhà nhập khẩu trên thế giới còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). VSATTP hiện không chỉ còn là vấn đề đối với những nhà nhập khẩu, mà ngay cả một bộ phận người dân ở nhiều địa phương trong nước cũng không chấp nhận mua hàng mất vệ sinh. Vì vậy khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu nông sản Việt Nam nằm ở chất lượng và VSATTP. Nếu chỉ cạnh tranh bằng giá, bằng những giọt mồ hôi cuảu người nông dân trên đồng ruộng không thôi thì không thể nào phát triển được. Nhóm hàng: hồ tiêu, cà phê, gạo, điều, cao su... đang chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhưng vẫn chỉ cạnh trnah bằng mồ hôi của nhà nông.Có vẻ như chúng ta đang rơi xuống cái “bẫy” lao động giá rẻ, và còn chưa thoát khỏi cái bẫy này, muốn thoát khỏi phải chấm dứt thời kỳ đó để phát triển đi lên. Trong khi tình trạng tổ chức sản xuất và kinh doanh nông sản hiện nay còn manh mún, đã làm cho người nông dân không áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ htuật vào sản xuất và kiểm soát chất lượng VSATTP. Một vấn đề nữa là lĩnh vực nông nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trưởng Ban nghiên cứu Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, lâu nay cách xúc tiến đầu tư của chúng ta vẫn chưa chuẩn, nếu chỉ mời gọi nhà đầu tư vào để trồng lúa, trồng chè... thì chắc chắn không ai vào. Nếu nhà đầu tư kỉem soát được từ khâu đầu đến khâu cuối (kiểm soát cả kênh phân phối, cả đầu ra lẫn đầu vào) của quá trình sản xuất nông sản thì FDI sẽ đổ vào nông nghiệp nhiều hơn, bởi quyền lợi và vốn của nhà đầu tư nằm hết trong đó, tất yếu họ sẽ tự mua bảo hiểm cho sản phẩm đầu tư của mình.

Muốn giải quyết được tình trạng này cần phải đầu tư, bố trí lại đất nông nghiệp trong sản xuất. Về lâu dài trợ cấp cho nông nghiệp, nông dân vẫn rất cần và phải làm, nông dân vẫn là người thiệt thòi nhất. Việc làm này không những không vi phạm các cam kết với WTO mà còn vì cả lý do nhân văn bởi gần 80% dân số là nông dân.

(NET)

Nguồn: Vinanet