Mới đây, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố chiến lược hợp tác phát triển dành cho Việt Nam trị giá 42 triệu USD giai đoạn 2014- 2018.

Theo Giám đốc USAID Việt Nam, chiến lược Hợp tác phát triển quốc gia (CDCS) dành cho Việt Nam đã đề ra những định hướng cho các chương trình hỗ trợ của USAID Việt Nam trong giai đoạn 2014- 2018. Đây được coi là cơ hội tốt để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ vừa được thiết lập năm ngoái. Chiến lược này tận dụng sự phát triển mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa chính phủ và nhân dân hai nước. Hơn nữa thế nữa, nó được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về phát triển và đang có sự thu hẹp các chương trình hỗ trợ của các nhà tài trợ.

CDCS sẽ tập trung tăng cường quản trị nhà nước. Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam ưu tiên. Chúng tôi mong muốn làm việc với Chính phủ Việt Nam và chính quyền các cấp để hể hỗ trợ nước này tăng trưởng bền vững và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực thương mại, đồng thời giải quyết các vấn đề phát triển liên quan đến phụ nữ, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Hoa Kỳ giữ quan điểm vẫn duy trì, thậm chí còn mở rộng sự hỗ trợ tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì các chương trình hiện có, đồng thời phối hợp với khối tư nhân, với chính quyền các địa phương để tạo ra những tác động tích cực không chỉ đóng góp cho quan hệ giữa hai nước mà còn góp phần giúp Việt Nam đạt các mục tiêu đề ra.

CDCS dành cho Việt Nam đã đề ra những định hướng cho các chương trình hỗ trợ của USAID của Việt Nam trong giai đoạn 2014- 2018.

Trong thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện có những chương rất cụ thể, đó là những vấn đề liên quan đến môi trường, lao động, mua sắm công, cải cách kinh tế... Theo đó, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và các đối tác, như VCCI, để bảo đảm những cải cách pháp lý này sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân Việt Nam, đồng thời mở ra những cơ hội tăng trưởng, sáng tạo.

Bên cạnh đó là các chương trình về giáo dục mà trong đó chúng tôi hợp tác với các trường đại học để giúp họ có đủ khả năng đào tạo sinh viên khi ra trường có được kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp trước năm 2020 như chiến lược đã đề ra.

USAID đã có các cuộc tham vấn rộng rãi với Chính phủ và các tổ chức tư nhân của Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy có sự công nhận ngày càng tăng về vai trò các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong sự phát triển của Việt Nam.

Do vậy chúng tôi cũng tập trung xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức này trong lĩnh vực như phòng chống HIV/AIDS, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác với cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới để giúp họ có khả năng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam.

Được biết, dự án này còn hỗ trợ nâng cao năng lực cho Việt Nam liên quan đến TPP.

Giám đốc USAID Việt Nam cũng cho biết, TPP đòi hỏi Việt Nam phải có sự cải cách luật pháp và các quy định, ví dụ như trong lĩnh vực hải quan. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện những cải cách này nhằm hỗ trợ với sự tham vấn với các doanh nghiệp tư nhân, thêm vào đó sẽ tiếp tục dự án hỗ trợ trồng cây ca cao nhằm giúp các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, xuất khẩu được hàng hóa và tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu mà TPP mang lại.

(Nguồn: Công Thương)

Nguồn: Vinanet