(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Pháp 515,9 triệu USD, tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp trong 5 tháng đầu năm nay là phương tiện vận tải, dược phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, sản phẩm hóa chất, sữa và sản phẩm sữa…trong số những mặt hàng nhập khẩu thì phương tiện vận tải khác và phụ tùng là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 30,5% thị phần, tăng 88,17%. Đứng thứ hai về kim là mặt hàng dược phẩm, tuy nhiên nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Pháp trong 5 tháng đầu năm lại giảm, giảm 20,98% so với 5 tháng năm 2013…

Đáng chú ý, 5 năm đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu một số mặt hàng mới từ thị trường Pháp so với cùng kỳ năm trước đó là: quặng và khoáng sản, chất thơm mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, chế phẩm thực phẩm khác.

Đặc biệt, nhập khẩu mặt hàng kim loại thường khác tuy kim ngạch chỉ đạt 4,3 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 391,44%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Pháp 5 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 5T/2014
KNNK 5T/2013
% so sánh
Tổng KN
515.961.070
495.709.684
4,09
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
157.415.073
83.655.026
88,17
dược phẩm
87.924.507
111.272.218
-20,98
máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác
60.017.570
92.659.937
-35,23
sản phẩm hóa chất
18.419.635
15.400.192
19,61
sữa và sản phẩm sữa
12.389.994
19.798.364
-37,42
gỗ và sản phẩm gỗ
10.408.629
3.112.073
234,46
hóa chất
10.258.009
7.714.454
 
sản phẩm từ sắt thép
10.034.277
29.474.363
-65,96
sắt thép các loại
8.198.610
7.194.839
13,95
thức ăn gia súc và nguyên liệu
7.775.571
7.403.732
5,02
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
6.535.800
7.491.094
-12,75
cao su
5.784.611
6.992.102
-17,27
chất dẻo nguyên liệu
4.883.372
3.571.328
36,74
nguyên phụ liệu thuốc lá
4.516.393
3.270.444
38,10
kim loại thường khác
4.386.405
892.557
391,44
kim loại quý và sản phẩm khác
3.540.365
6.444.901
-45,07
sản phẩm từ chất dẻo
3.298.633
2.750.696
19,92
vải các loại
3.130.348
3.017.120
3,75
nguyên phụ liệu dệt, may, da , giày
2.918.479
3.765.426
-22,49
nguyên phụ liệu dược phẩm
2.395.084
2.717.931
-11,88
sản phẩm từ cao su
1.840.028
1.106.940
66,23
ô tô nguyên chiếc các loại
1.669.647
1.942.362
-14,04
dây điện và dây cáp điện
1.524.926
2.018.678
-24,46
máy vi tính, spham điện tử và linh kiện
1.266.644
2.744.780
-53,85
giấy các loại
598.751
1.419.383
-57,82

Theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam thì Việt Nam đang là đích đến của các nhà đầu tư Pháp. Đại sứ cũng cho biết, từ tháng 9/2013, Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, cho đến nay hai chính phủ đang tích cực đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược thông qua nhiều chuyến thăm cấp cao. Từ đầu năm nay, đã có một số chuyến thăm như vậy và sắp tới, Bộ trưởng Ngoại thương của Pháp, bà Fleur Pellerin, sẽ thăm Việt Nam vào ngày 21-22/7 tới.

Trong lĩnh vực kinh tế, Diễn đàn Kinh tế cấp cao lần thứ 2 đã diễn ra tại Paris vào tháng 4/2014, do ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, và ngài Arnaud Montebourg, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Phục hồi sản xuất và Công nghiệp số, đồng chủ trì.

Về hợp tác doanh nghiệp, quan hệ đối tác chiến lược này nhằm phát triển hợp tác công nghiệp song phương lâu dài. Ví dụ, gần đây, VietJetAir đã mua 63 máy bay Airbus của Pháp và tiếp theo là một thỏa thuận lắp động cơ CFM cho gói đầu tiên của các máy bay này.

Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Pháp đang hoạt động rất mạnh trong các lĩnh vực môi trường, năng lượng, giao thông. Ví dụ, các doanh nghiệp như GDF Suez, Veolia và EDF đang nỗ lực thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp cho Việt Nam, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược và nhu cầu của Việt Nam.

Tiềm năng của Việt Nam - một đất nước và thị trường phát triển năng động, đang là đích đến của các doanh nghiệp Pháp và được Chính phủ Pháp ưu tiên. Hai nước có quan hệ tốt đẹp dựa trên các giá trị lịch sử, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Điều này được minh chứng bởi Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Pháp đã có quan hệ chiến lược.

Việt Nam và EU đang cố gắng hoàn tất các vòng đàm phán cuối cùng cho một hiệp định thương mại tự do song phương. Cũng như Việt Nam, Pháp mong muốn đây là một hiệp định công bằng và toàn diện, cần được ký kết càng sớm càng tốt và sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với hiệp định này, thương mại song phương giữa Việt Nam và EU sẽ có thêm xung lực phát triển mới.

Chúng tôi kỳ vọng rằng, hiệp định này sẽ giúp cân bằng thương mại giữa 2 nước và đợi chờ những kết quả tốt đẹp từ Hiệp định, không chỉ về việc cắt giảm thuế quan, mà còn về những vấn đề lớn như rào cản thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bảo hộ chỉ dẫn địa lý) và một môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Về hợp tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Pháp là nhà tài trợ ODA đầu tiên của châu Âu cho Việt Nam và là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai của khu vực này cho Việt Nam - chủ yếu thông qua Cơ quan Phát triển Pháp và vốn vay ưu đãi của Bộ Tài chính Pháp.

ODA của Pháp hướng đến 3 mục tiêu: hỗ trợ phát triển đô thị bền vững; hỗ trợ việc hiện đại hóa các ngành sản xuất có tác động lớn tới xã hội và môi trường (được thực hiện thông qua các dự án đào tạo nghề, phát triển các thể chế tài chính với tác động xã hội lớn, hỗ trợ tài chính vi mô và cuối cùng là nâng cao chất lượng và năng suất của ngành nông nghiệp); giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một trong những dự án hàng đầu của Pháp tại Việt Nam đang được xúc tiến là Dự án tàu điện ngầm thí điểm số 3 tại Hà Nội. Chúng tôi muốn giúp Việt Nam xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả tại Hà Nội. Cùng với các đối tác khác như Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Đầu tư châu Âu, Pháp hiện đã cung cấp gần nửa số vốn cho dự án này.

Trong năm nay, cần đẩy nhanh việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên mặt đất cho dự án này, và cũng cần tiến hành mời thầu cho một số gói thầu. Việc thực hiện dự án đang gặp khó khăn, nhưng các bên liên quan đã có các cam kết mạnh mẽ trong triển khai.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Báo Đầu tư

 

Nguồn: Vinanet