Đó là nhân định của Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến  gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA).

Hiện ngành chế biến gỗ phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu, các nước đang có xu hướng tăng cường bảo hộ thương mại nhằm thắt chặt kiểm soát nguồn gốc gỗ. Phó Chủ tịch cho rằng, các nước cần bán nguyên liệu, chúng ta cần mua để phục vụ sản xuất trước mắt là bình thường. Nguồn gỗ rừng trồng trong nước để dành càng lâu, càng lớn và hiệu quả sử dụng cao hơn.

Hiện châu Âu đang chuẩn bị áp dụng kế hoạch FLEGT và Mỹ áp dụng đạo luật Farm Bill nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn tính hợp pháp trong việc khai thác và buôn bán gỗ, sản phẩm gỗ. Theo đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gỗ, ván nhân tạo được sử dụng là hợp pháp, không vi phạm luật cuảu nước bán gỗ, nước sản xuất và nước nhập sản phẩm. Nếu vi phạm, mức phạt sẽ rất cao. Hiện chúng tôi đang chờ văn bản hướng dẫn thi hành mới biết rõ lộ trình, thủ tục kê khai...

Theo ông, khi áp dụng các biện pháp kiểm soát này không những có lợi cho môi trường sinh thái toàn cầu, mà còn giúp các quocó gia kiểm soát chặt hơn tài nguyên rừng.

Nhu cầu nguyên liệu sản xuất rất đa dạng, phong phú về chủng loại và cấp chất lượng, trong khi gỗ là thứ nguyên liệu nặng và cồng kềnh, vận chuyển tốn kém, chiếm nhiều mặt bằng lưu trữ và đòi hỏi bảo quản tốt để tránh hư hỏng. Việc các doanh nghiệp tự nhập khẩu để sản xuất và tái xuất sản phẩm được căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu, cũng như các sản phẩm đặt hàng của đối tác. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp tự nhập khẩu sẽ giảm được chi phí khi không qua khâu trung gian. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có nguồn cung phong phú, giá cả cạnh tranh, có lợi hơn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Một đầu mối (có thể) sẽ dễ dẫn đến tình trạng độc quyền và dù có quy mô tới đâu cũng không thể thoả mãn hết mọi nhu cầu về nguyên liệu vốn rất đa dạng của doanh nghiệp.

Bắt đầu từ năm 2009, các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Việt nam sẽ chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%, các doanh nghiệp vỗ Việt Nam sẽ phải làm gì để không bị thua trên sân nhà. Về điều này ông cho biết, thị trường nội địa của ta rất rộng và có xu hướng phát triển nhanh. Nhiều doanh nghiệp muốn tiêu thụ trong nước vì ít rủi ro và hiệu quả cao hơn. Vấn đề là hiện nay chúng ta chưa xây dựng được hệ thống phân phối đồ gỗ. Các doanh nghiệp muốn bán hàng trong nước hầu như phải tự mở cửa hàng, tự tổ chức bộ máy bán hàng và tự quảng bá sản phẩm. Như vậy rất tốn kém. Nếu có hệ thống phân phối, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện sản xuất với số lượng nhiều.

Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng trên thực tế, có rất ít sản phẩm được mang thương hiệu Việt Nam. Theo ông, kỹ nghệ đồ gỗ của Việt nam mới chỉ thực sự phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Thời gian như vậy là quá ngắn để người tiêu dùng nước ngoài biết đến đồ gỗ Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp làm theo đơn hàng, thiết kế của nước ngoài.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là thương hiệu đồ gỗ Việt Nam sẽ ngày càng phổ biến vì hiện các doanh nghiệp đang rất nỗ lực để xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế gỗ Việt.

Để tạo được dấu ấn, các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng và thiết kế. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp đồng bộ trong xúc tiến thương mại để tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm gỗ Việt Nam trên trường quốc tế.

Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu hiện nay, việc tiếp cận với khách hàng là điều hết sức khó khăn. Hàng năm, thời điểm này là lúc các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất cho các đơn hàng của năm tới, nhưng hiện tình hình sản xuất đang rất ảm đạm.

Mục tiêu của các doanh nghiệp là cố gắng duy trì sản xuất để tồn tại. Cũng cố gắng giữ thị trường Đông Âu, vốn là thị trường truyền thống của Việt Nam, lại có tốc độ tăng trưởng khá. Bên cạnh đó, nỗ lực thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, song đòi hỏi phải có thời gian. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại của Nhà nước trong phạm vi có thể.

Nguồn: Vinanet