Hai tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 1,876 tỷ USD, trong đó các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là dệt may 330,4 triệu USD, thủy sản 113,4 triệu USD , máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 180,7 triệu USD, phương tiện vận tải 294,2 triệu USD...

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản tăng trưởng trung bình 18%/năm. Đến nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chiếm 1,7% của nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản hàng năm. Năm 2007, thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật chỉ chiếm 0,9% nhưng đến nay đã là 1,7%. Tuy nhiên, về góc độ khai thác thị trường thì hàng hóa Việt Nam vẫn chưa tiếp cận hết nhu cầu, tiềm năng của thị trường Nhật Bản. Nhìn chung, chủng loại hàng hóa xuất vàoNhaatj có hàm lượng chất xám cao còn nhiều hạn chế khiến hàng háo Việt Nam không khai thác hết các cơ hội thị trường. Trong hoạt động hợp tác dầu tư, nhiều lĩnh vực 2 nước có khả năng hợp tác cũng chưa được khai thác.

Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm từ 2003-2012 tăng dầu đều qua từng năm. Kết quả xuất nhập khẩu song phương giữa 2 nước tăng cao hơn so với giao thương của Nhật Bản với các nước khác trong khu vực ASEAN. Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản những năm qua luôn cân bằng, đặc biệt Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này, trừ năm 2009 và 2010. Các mặt hàng xuất nhập khẩu của 2 nước có tính chất bổ sung cho nhau. Việt Nam chủ yếu xuất sang Nhật các mặt hàng thế mạnh như sản phẩm nông, lâm, thủy sản, dệt may, đồ gỗ, sản phẩm chất dẻo, gốm sứ… và nhập từ Nhật các loại máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu để phục vụ cho sản xuất trong nước.

Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 2 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản 232,7 triệu USD, với kim ngạch xuất đạt 1,8 tỷ USD, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 701,4 triệu USD, giảm 28,61% so với tháng 2/2012 và giảm 40,5% so với tháng liền kề trước đó.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian này là hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại…. trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 17,61% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tăng 24,32% so với 2 tháng 2012, tương đương với 330,4 triệu USD, tính riêng tháng 2/2012, thì xuất khẩu dệt may sang Nhật giảm 41,43% so với tháng 1/2013 và giảm 14,13% so với tháng 2/2012.

Thông kê xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 2, 2 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK T2/2013
KNXK 2T/2013
KNXK 2T/2012
% +/- KN so T2/2012
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch
701.465.931
1.876.841.988
1.861.035.198
-28,61
0,85
hàng dệt, may
122.467.403
330.448.563
265.806.019
-14,13
24,32
Dầu thô
85.879.296
294.231.850
335.388.537
-43,70
-12,27
Phương tiện vận tải và phụ tùng
104.984.227
263.433.527
220.574.183
-17,31
19,43
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
73.867.363
180.730.015
191.621.165
-32,88
-5,68
Hàng thủy sản
41.065.583
113.460.390
130.097.868
-40,01
-12,79
gỗ và sản phẩm gỗ
44.180.296
109.545.248
94.174.023
-13,29
16,32
giày dép các loại
24.823.615
67.643.014
62.079.634
-17,93
8,96
sản phẩm từ chất dẻo
22.725.690
57.275.660
50.383.030
-22,95
13,68
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
20.668.895
49.576.597
58.807.037
-34,15
-15,70
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
12.680.015
36.308.692
30.695.734
-17,50
18,29
hóa chất
13.257.502
30.732.940
10.830.288
226,50
183,77
Dây điện và dây cáp điện
9.710.162
25.436.167
51.272.680
-66,85
-50,39
cà phê
10.586.154
23.749.871
32.838.371
-46,95
-27,68
sản phẩm từ sắt thép
8.507.080
23.239.574
20.066.024
-18,78
15,82
sản phẩm hóa chất
7.955.761
21.755.333
11.646.922
149,30
86,79
Than đá
8.303.420
17.696.400
22.040.601
-15,82
-19,71
Kim loại thường và sản phẩm
6.260.444
16.387.026
11.021.409
-8,96
48,68
sản phẩm gốm, sứ
5.021.622
11.793.987
10.627.580
-13,05
10,98
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
3.200.838
11.084.052
10.703.641
-35,21
3,55
giấy và các sản phẩm từ giấy
3.563.073
10.588.028
11.428.869
-47,73
-7,36
sản phẩm từ cao su
3.452.917
8.318.774
10.192.347
-41,52
-18,38
Hàng rau quả
3.063.283
7.765.754
6.961.968
-27,05
11,55
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
2.652.694
5.782.097
4.883.213
-2,62
18,41
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
2.026.941
5.704.102
7.409.150
-63,27
-23,01
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
1.962.288
5.110.962
5.766.680
-35,86
-11,37
Xơ sợi dệt các loại
1.373.404
4.729.607
2.742.912
-3,59
72,43
cao su
2.130.816
4.376.614
5.866.598
-29,38
-25,40
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1.093.919
3.871.744
3.733.332
-38,81
3,71
hạt tiêu
711.478
2.532.056
2.913.870
-59,94
-13,10
chất dẻo nguyên liệu
1.949.111
2.515.961
2.492.720
18,41
0,93
Quặng và khoáng sản khác
1.029.014
2.061.030
2.073.780
116,54
-0,61
Điện thoại các loại và linh kiện
1.018.023
1.919.275
20.075.452
-89,78
-90,44
sắt thép các loại
350.388
1.433.553
1.653.412
-74,97
-13,30
Hạt điều
587.886
1.027.917
652.933
355,98
57,43
sắn và các sản phẩm từ sắn
108.766
416.608
442.162
-46,28
-5,78

Theo thông tin từ Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường Nhật Bản. Trong năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt trên 2 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thủy sản, tiêu, điều, sắn, sản phẩm sắn, cao su, rau quả. Một điều đáng buồn là người tiêu dùng Nhật Bản ít biết đến các loại rau quả của Việt Nam, trong khi Việt Nam có khả năng cung cấp nhiều loại nông sản trái mùa.Nguyên nhân khiến nhiều loại trái cây, rau củ Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường Nhật Bản là do chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn về mức an toàn đối với tất cả các sản phẩm liên quand dến con người còn cao hơn cả thị trường Mỹ và EU. Chính sự khác biệt về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giữa 2 nước nên hànghoas Việt Nam phải thật sự được đầu tư, chú trọng mới thỏa mãn các điều kiện của thị trường này. Do vậy, hợp tác là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để tháo gỡ các rào cản và liên kết đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm,thủy sản cũng là hình thức để hạn chế xuất khẩu hàng nguyên liệu thô.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cho hay, họ sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản. Đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng hàng hóa và tận dụng lộ trình giảm thuế để tăng tính cạnh tranh. Theo lộ trình giảm thuế, có 2.350 dòng thuế hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ giảm về 0% và đã có 847 dòng thuế về 0% kể từ năm 2009 nhờ hưởng ưu đãi từ hiệp định thương mại. Đến năm 2016, mức thuế về 0% sẽ áp dụng đối với các mặt hàng  như hồ tiêu, rau chân vịt, ngô. Tiếp đó 14 dòng thuế của các mặt hàng nông, lâm sản khác sẽ về 0% như gừng, chuối, xoài, đậu tương.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Đơn vị: tỷ USD
 
Kim ngạch
Năm 2008
8,5
Năm 2009
6,3
Năm 2010
7,7
Năm 2011
10,8
Năm 2012
13,0
KH năm 2013
15,0

Nguồn: Vinanet