Theo vụ Châu Phi Tây Á Nam Á (Bộ Công Thương), Xri Lan-ca là thị trường với dân số hơn 21,1 triệu dân, với nền kinh tế phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng GDP trung bình là 6%/năm, là một trong những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực Nam Á. Hơn nữa, một số hàng là thế mạnh của Việt Nam vẫn còn tiềm năng lớn để xuất khẩu sang thị trường này, như phân bón, sợi, clanhke, vải… nên đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác và phát triển.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Xri Lan-ca trong năm 2011 tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 112 triệu USD, tăng 22% so với năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 83,4 triệu USD, tăng 34% so với năm 2010 (62,4 triệu USD), nhập khẩu  đạt trên 29,8 triệu USD, giảm 3,36% so với năm 2010 (xấp xỉ 31 triệu USD).

Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Xri Lan-ca

Đơn vị: triệu USD

 

2011

2010

Tăng / Giảm (%)

Xuất khẩu

83,4

62,4

+ 34

Nhập khẩu

29,8

31

     - 3,36

 Về cơ cấu hàng xuất khẩu, các mặt hàng truyền thống hầu hết có mức tăng trưởng đạt 30%. Tuy nhiên, một số mặt hàng đã bứt phá với tốc độ rất mạnh trong năm 2011, tạo ra sự khác biệt lớn so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là mặt hàng phân bón (tăng từ 109.569 USD năm 2010 lên xấp xỉ 16,5 triệu USD năm 2011), trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Xri Lan-ca. Bên cạnh đó, có thể kể tới một số mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng mạnh, như: mặt hàng máy vi tính, sản phẩm linh kiện và điện tử (từ 7.160 USD lên 1,4 triệu USD); Clanhke tăng 226% (từ gần 750.000 USD lên gần 2,5 triệu USD); mặt hàng hóa chất tăng trên 300% (từ 350 nghìn USD lên gần 1,5 triệu USD),… Ngoài ra, mặt hàng bia lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường này nhưng cũng đã đạt được những tín hiệu rất khả quan, trên 6,5 triệu USD, đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, đáng kể nhất là cao su (năm 2010, mặt hàng cao su đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Xri Lan-ca, đạt xấp xỉ 18 triệu USD, nhưng tính đến hết năm 2011, kim ngạch giảm tới gần 50%, chỉ đạt 9 triệu USD); hạt điều (giảm 29%, từ 1,7 triệu USD xuống 1,2 triệu USD).

Một số mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang thị trường Xri Lan-ca

Đơn vị: USD

Tên mặt hàng

2011

2010

Tăng/Giảm (%)

Phân bón

16.478.988

109.569

14.939,83

Sợi các loại

11.224.629

8.986.328

24,91

Cao su

9.062.304

17.872.064

-49,29

Hàng hóa khác

7.154.728

13.511.828

-47,05

Bia uống

6.579.377

 

 

Sắt thép các loại

5.334.530

3.733.315

42,89

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

4.647.573

3.365.087

38,11

Vải

4.355.813

3.611.608

20,61

Chất dẻo nguyên liệu

3.385.343

2.415.435

40,15

Clanhke

2.440.150

747.207

226,57

Hóa chất

1.481.031

354.515

317,76

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

1.395.781

7.160

19.394,15

Sản phẩm chất dẻo

1.377.794

467.809

194,52

Hàng hải sản

1.339.030

1.576.590

-15,07

Hạt điều

1.203.297

1.684.715

-28,58

Giấy các loại

590.204

26.593

2.119,40

Tổng kim ngạch xuất khẩu

83.375.472

62.377.017

33,66

 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về nhập khẩu, trong năm 2011, mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có kim ngạch lớn nhất, đạt xấp xỉ 24 triệu USD, tăng 13,52% so với năm 2010 (21 triệu USD), và chiếm tới trên 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng khác tuy có tăng trưởng so với năm ngoái, như cao su, nguyên phụ liệu dệt may, da và giày… nhưng kim ngạch vẫn còn thấp hoặc không đáng kể. Mặt hàng vải có kim ngạch nhập khẩu giảm sút giảm tới trên 85% (từ 5,2 triệu USD năm 2010 xuống 747.456 USD năm 2011); …

Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trường Xri Lan-ca

Đơn vị: USD

Tên mặt hàng

2011

2010

Tăng/Giảm (%)

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

23.903.935

21.056.576

13,52

Cao su

1.065.037

831.666

28,06

Hàng hóa khác

905.341

1.553.441

-41,72

Nguyên phụ liệu dệt may, da và giày

755.340

234.762

221,75

Vải

747.456

5.186.526

-85,59

Tổng kim ngạch nhập khẩu

29.867.567

30.907.161

-3,36

 

Nguồn: Vinanet