Theo đó, Hải quan địa phương kiến nghị làm rõ trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa; chỉ cần đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hay phải đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi thông quan.

Giải đáp vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, thương nhân có trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng đối với hàng hóa (cả cũ và mới) cho đến khi hàng hóa mới có kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng (trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng) và tờ khai nhập khẩu được quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định.

Đối với công tác giám sát bồn bể sau khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu, Tổng cục Hải quan hướng dẫn chi cục trưởng chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu quyết định biện pháp, hình thức giám sát bồn bể sau khi bơm. Khi thực hiện giám sát, trong trường hợp cần thiết cần làm rõ các nội dung liên quan để phục vụ công tác giám sát thì yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các chứng từ liên quan vị trí, thông số kỹ thuật, quy chế làm việc, quy chế bơm/vận hành bồn, kho trên nguyên tắc nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan.

Việc giám sát thực hiện trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro để tránh việc doanh nghiệp đưa hàng hóa vào lưu thông khi lô hàng chưa được thông quan hoặc giải phóng hàng. Chính vì vậy, sau khi bơm xăng dầu lên bồn, đang chờ ý kiến giám định, đơn vị vẫn hoạt động bơn xăng dầu ra, vào bồn thì phải xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, công văn của Tổng cục Hai quan cũng làm rõ nhiều nội dung về xử lý trong trường hợp lô hàng tái chế không đáp ứng yêu cầu chất lượng; tính thế đối với hàng hóa có chênh lệch về số lượng; giải thích về thuế và lệ phí; địa điểm làm thủ tục hải quan; hồ sơ hải quan; trách nhiệm của chi cục Hải quan cửa khẩu xuất, chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp mua xăng dầu, khí; trách nhiệm của thương nhân trong trường hợp chuyển hàng hóa tiêu thụ nội địa…

Nguồn: baohaiquan.vn