Trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, lao động nữ cũng như lao động nam có vợ sinh con đều được Nhà nước đảm bảo cho việc nghỉ chế độ thai sản. Theo đó:
* Đối với lao động nữ:
Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, lao động nữ sẽ có những ngày nghỉ khác nhau.
- Khi có thai: nghỉ 05 ngày đi khám thai;
- Khi thai có vấn đề: nghỉ đến 50 ngày;
- Khi sinh con: nghỉ 06 tháng;
- Khi tránh thai: nghỉ đến 15 ngày.
* Đối với lao động nam:
Lao động nam có vợ sinh con sẽ được nghỉ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc trong khoảng 30 ngày đầu, kể từ ngày vợ sinh con theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- 05 ngày làm việc nếu sinh thường;
- 07 ngày làm việc nếu sinh phải phẫu thuật, sinh dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày làm việc nếu sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Thời gian nghỉ phép trong một năm
Căn cứ tính chất công việc, điều kiện làm việc, mỗi người lao động sẽ có một chế độ phép năm riêng. Cụ thể:
- 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật;
- 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Thời gian nghỉ nêu trên được tính vào ngày làm việc bình thường trong tuần.
(Điều 111 Bộ luật Lao động 2012)
Ngoài thời gian nghỉ trên, người lao động còn được thêm số ngày phép theo thâm niên làm việc, cứ 05 năm thì thêm 01 ngày.
Theo khoản 7 Điều 6
Nghị định 43/2015/NĐ-CP, một trong các khoảng thời gian được coi là thời gian làm việc để tính ngày phép của người lao động là thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Chính vì vậy, khi nghỉ chế độ thai sản với các khoảng thời gian nêu trên, người lao động vẫn được ghi nhận là làm việc bình thường. Do đó, sẽ không ảnh hưởng đến chế độ phép năm.