USB là cụm từ viết tắt của Universal Serial Bus, một công nghệ được phát triển vào giữa những năm 90 nhằm mục đích gửi dữ liệu, nạp điện cho các thiết bị điện tử và kết nối các thiết bị với nhau. Hiện tại, chuẩn kết nối phổ biến là MicroUSB, có mặt trên hầu hết các thiết bị điện tử như laptop, smartphone, tablet và thậm chí là smartwatch.

Khi Apple giới thiệu chiếc MacBook 12 inch, hầu hết người tiêu dùng đều phải trầm trồ vì vẻ ngoài mỏng nhẹ độc đáo và thiết kế hút hồn của nó, tuy nhiên còn một chi tiết khác đáng chú ý là chiếc máy này trang bị 1 cổng kết nối duy nhất cho mọi mục đích, bao gồm cả sạc máy. Đó là USB Type-C.
Cổng USB Type-C trên MacBook 12 inch
Sau đó ít lâu, Google cũng giới thiệu chiếc Chromebook Pixel sử dụng USB Type-C. Và khi hai gã khổng lồ công nghệ đã cùng đưa USB Type-C lên sản phẩm mới nhất của mình thì đó đã gần như là một sự khẳng định cho xu hướng mới của cổng kết nối USB.

Vậy USB Type-C có gì khác biệt? Đầu tiên phải kể tới đó là tốc độ truyền tải dữ liệu. Trong khi cổng USB 3.0, chuẩn kết nối hiện đại nhất sau USB Type-C, có tốc độ truyền dữ liệu là 640 Mbps thì USB Type-C, hay còn gọi là USB 3.1 có khả năng truyền tải tới 7,1 Gbps. Để nói đơn giản, USB Type-C nhanh gấp gần 12 lần chuẩn kết nối "tiền nhiệm" USB 3.0.

Lợi ích thứ 2 của USB Type-C đó là bạn hoàn toàn có thể nhắm mắt vẫn cắm đúng chiều. Được thiết kế đối xứng, tương tự như kết nối Thunderbolt của Apple, người tiêu dùng sẽ không phải xoay đúng chiều mới kết nối được đầu của USB Type-C.
Với thiết kế đối xứng, người dùng sẽ không phải xoay đúng chiều để kết nối được USB Type-C
Ngoài ra, USB Type-C còn có khả năng truyền tải năng lượng khổng lồ. Apple dùng chuẩn này để cung cấp năng lượng cho chiếc MacBook 12 inch với công suất lên tới 29 Watt. USB Type-C có thể truyền tải dòng điện có hiệu điện thế lên tới 20 V và cường độ 5 A. Tương tự như cách làm này, những chiếc laptop trong tương lai sẽ không cần cổng sạc như thông thường mà thay vào đó sẽ sử dụng cổng USB Type-C để cung cấp năng lượng cho máy.
Các loại kết nối USB phổ biến hiện nay so sánh với USB Type-C

Cuối cùng là USB Type-C vẫn tương thích với các thiết bị sử dụng chuẩn kết nối khác như USB 1.0, USB 2.0 hay USB 3.0. Tuy nhiên điều này cần tới một đầu chuyển vì hình dáng hình học của những loại cổng kết nối này không giống nhau. Ví dụ 1 chiếc điện thoại sử dụng USB 2.0 vẫn có thể kết nối với laptop sử dụng cổng kết nối USB Type-C với đầu chuyển đổi.

So sánh các chuẩn USB 

 

Tốc độ tối đa

Nguồn điện đầu ra tối đa

Hướng nguồn điện

Cấu hình dây nối

Năm thương mại hóa

USB 1.1

12Mbps

2,5V; 500mA

Máy chủ ra thiết bị

Loại A và loại B

1998

USB 2.0

480Mbps

2,5V; 1,8A

Máy chủ ra thiết bị

Loại A và loại B

2000

USB 3.0

5Gbps

5V; 1,8A

Máy chủ ra thiết bị

Loại A và loại B

2008

USB 3.1

10Gbps

20V; 5A

Cả hai hướng

Loại C ở cả hai đầu, định hướng hai chiều (reversible plug orientation)

2015


USB Type-C với nhiều ưu điểm của nó đã và đang được các hãng công nghệ ủng hộ rất nhiệt tình. Bằng chứng là thời gian gần đây một loại các mẫu máy ra đời với cổng kết nối USB Type-C đồng thời nhiều mẫu máy cao cấp sắp ra mắt cũng được hứa hẹn là sẽ có cổng kết nối này. Nhưng đó vẫn chưa phải sự khẳng định lớn nhất về tương lai của USB Type-C. Thứ làm cho USB Type-C trở thành chuẩn kết nối của tương lai đó là: người tiêu dùng từ giờ chỉ cần 1 sợi cáp duy nhất để kết nối mọi thiết bị.

Tư Quảng