Tổng công ty Trực thăng Việt Nam được đổi tên từ Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam năm 2010. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam là cung cấp các dịch vụ trực thăng; huấn luyện đào tạo phi công, kỹ thuật viên hàng không; sửa chữa, đại tu máy bay trực thăng.
Tổng công ty Trực thăng Việt Nam với các đơn vị thành viên như Công ty Trực thăng Miền Nam (VNH South), Công ty Trực thăng Miền Bắc (VNH North), Công ty Trực thăng Miền Trung (VNH Central), Trung tâm Huấn luyện (VNH Training), Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật trực thăng (Helitechco) và Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hải Âu (Haiau TIC).

Trước đó, một số tổng công ty cũng đã được vận dụng xếp hạng tổng công ty đặc biệt như Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), Tổng công ty Viễn thông Mobifone (MobiFone), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP), Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS).

Nghị định số 51/2013 của Chính phủ quy định rõ hạng Tổng công ty đặc biệt áp dụng đối với Công ty mẹ chuyển đổi từ Tổng công ty, công ty Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Tổng công ty đặc biệt hoặc xếp lương theo hạng Tổng công ty đặc biệt.

Hạng tổng công ty đặc biệt áp cũng dụng đối với Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đủ các điều kiện: Giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế, có vốn nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận từ 100 tỷ đồng trở lên, nộp ngân sách nhà nước từ 100 tỷ đồng trở lên và có từ 10 đơn vị thành viên trở lên.


Việc xếp hạng tổng công ty đặc biệt giúp cho Chính phủ quản lý hiệu quả mức lương của các lãnh đạo các công ty này.


Lâm Minh