Dầu cọ
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa phiên 21/6/2021 giảm 32 ringgit, tương đương 0,93% xuống ở 3.392 ringgit (818,34 USD)/tấn.
Trong tuần trước, giá dầu cọ đã mất 6,5%, do Ấn Độ - nước mua hàng đầu – hoãn lại kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu.
Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết, Indonesia - nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu - sẽ điều chỉnh thuế xuất khẩu dầu cọ của mình xuống ở 175 USD/tấn, so với mức 255 USD/tấn hiện nay. Họ đã cân nhắc trong nhiều tháng về việc có nên cắt giảm thuế hay không, khi mà nó vốn ở mức cao nhất trong 5 tháng liên tiếp làm ảnh hưởng đến nhu cầu.
Việc giảm thuế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia sẽ gây áp lực lên giá dầu cọ Malaysia bởi nó sẽ làm tăng sự cạnh tranh để giành thị phần xuất khẩu. Malaysia là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, với mức thuế xuất khẩu tháng 7 đối với dầu cọ thô duy trì ở 8%.
Trên sàn Đại Liên, đóng cửa phiên 21/6, giá dầu đậu tương kỳ hạn tăng 1,2% còn giá dầu cọ tăng 1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 1,2%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá của các loại dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Gia dau co Malaysia
Đường
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE tăng 0,35 cent, tương đương 2,1% lên 16,78 US cent/lb. Trong phiên có thời điểm giá giảm xuống mức thấp nhất 16,19 US cent/lb kể từ giữa tháng 4/2021.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London tăng 2,3 USD, tương đương 0,5% lên mức 425,7 USD/tấn.
Giá đường tăng cũng bởi tỷ lệ mía sử dụng sản xuất đường và ethanol ở Brazil hiện đang ngang bằng nhau, khi mà việc bán bán nhiên liệu sinh học có lợi hơn xuất khẩu đường bởi giá ethanol trên thị trường nội địa tăng.
Mặc dù triển vọng vẫn chưa chắc chắn và chi phí vận chuyển cao khiến một số người mua tránh xa thị trường thực, nhưng các nhà môi giới cho biết sự sụt giảm gần đây khiến thị trường trở nên hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

Nguồn: VITIC/Reuters