Trên thị trường năng lượng, giá dầu đảo chiều tăng do dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và một số quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC+) sẽ cắt giảm thêm sản lượng “vàng đen” tại cuộc họp vào ngày 5-6/3.
Giá dầu thế giới tăng trong ngày 2/3 trước dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh sẽ cắt giảm thêm sản lượng “vàng đen” trong kỳ họp sắp tới.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 tại thị trường New York tăng 4,45% lên 46,75 USD/thùng; dầu Brent giao kỳ hạn trên sàn London tăng 4,5% lên 51,90 USD/thùng. Đây là mức tăng trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 9/2019 và kết thúc chuỗi 6 ngày giảm liên tiếp trước đó.
Bình luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc Nga tiếp tục hợp tác với OPEC và các đồng minh cũng hỗ trợ giá dầu trước cuộc họp quan trọng của các nhà sản xuất dầu vào cuối tuần này.
OPEC và các quốc gia sản xuất dầu liên minh dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày 5-6/3 để đánh giá các chính sách về hoạt động khai thác dầu và đề xuất các mức cắt giảm sản lượng mạnh hơn trong quý II/2020 và sau đó. Theo một khảo sát của Reuters sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 2 xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ do sản lượng của Libya giảm bởi phong tỏa các cảng và mỏ dầu đồng thời Saudi Arabia và các thành viên khác vùng Vịnh giảm quá mức theo thỏa thuận hạn chế mới.
Bank of America Global Research ngày 2/3 đã hạ mức dự đoán giá dầu Brent và WTI giao kỳ hạn trung bình trong năm 2020 lần lượt từ 62 USD/thùng và 57 USD/thùng xuống còn 54 USD/thùng và 49 USD/thùng. Theo Bank of America Global Research, việc hạ dự báo giá dầu nói trên là do tăng trưởng kinh tế đang chững lại và mức tăng trưởng cung dầu thô của Mỹ trong năm 2020 có thể giảm xuống còn 500.000 thùng/ngày.
Trước đó, trong báo cáo về thị trường dầu mỏ thế giới công bố ngày 12/2, OPEC đã hạ dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020, do ảnh hưởng của sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc thực thi thỏa thuận hạn chế nguồn cung mới giữa các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khiến sản lượng dầu giảm mạnh trong tháng 1/2020. Cụ thể, báo cáo của OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay sẽ đạt trung bình 29,3 triệu thùng/ngày, ít hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Giá dầu đã giảm hơn 20% kể từ đầu năm nay, bất chấp OPEC+ cắt giảm sản lượng khoảng 1,7 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận có hiệu lực đến hết tháng 3/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng đi lên. Kết thúc phiên này, vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.591,84 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 1,8% lên 1.594,8 USD/ounce.
Phiên giao dịch liền trước (ngày 28/2), vàng đã giảm hơn 4,5%, ngày sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2013 do các nhà đầu tư thanh lý hợp đồng để chuyển sang ký quỹ trong các tài sản khác trong bối cảnh các thị trường toàn cầu bán tháo.
Giá vàng được hỗ trợ do các ngân hàng trung ương cam kết sẽ hành động phù hợp để giảm thiểu tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tới các nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda ngày 2/3 cho biết ngân hàng này sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường và tăng thanh khoản thông qua các hoạt động cho vay ngắn hạn và mua tài sản. Ông Kuroda đưa ra bình luận trên chỉ vài ngày sau một động thái tương tự của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Kim loại quý này tăng cũng do đồng bạc xanh giảm. Giá vàng thường di chuyển ngược chiều với đồng USD. Chỉ số đồng USD, thước đo của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt, đã giảm 0,54% xuống 97,61.
Ngân hàng Commerzbank cho biết sự sụt giảm giá mạnh vào cuối tuần trước là quá mức. Tình hình virus corona vẫn còn gây ra bất an trên các thị trường nên giá vàng vẫn đang tăng.
Thị trường kỳ vọng về cắt giảm lãi suất trong năm nay, đó là lý do tại sao USD chịu áp lực giảm lớn.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giảm 2,9% xuống 2.519,39 USD/ounce, bạch kim giảm 0,6% xuống 858,42 USD/ounce trong khi bạc tăng 0,3% lên 16,72 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng và các kim loại công nghiệp khác phục hồi trong phiên do hy vọng các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ bơm thêm kích thích vào nền kinh tế đang yếu kém bởi sự bùng phát của virus corona.
Mức độ ảnh hưởng đối với quốc gia tiêu thụ thép hàng đầu Trung Quốc đã xuất hiện khi số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của nhà máy đã giảm mạnh kỷ lục trong tháng 2, trong khi các ngành sản xuất khác ở Châu Á cũng yếu.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cảnh báo virus đang khiến nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch Kim loại London (LME) đóng cửa tăng 1,2% lên 5.700 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp 5.533 USD/tấn trong ngày 28/2. Đồng đã giảm 10% kể từ khi chạm mức đỉnh 8 tháng vào giữa tháng 1 tại 6.343 USD/tấn.
Nickel LME tăng mạnh nhất trên sàn giao dịch, tăng vọt 3,7% lên 12.700 USD/tấn, tăng mạnh nhất một ngày kể từ tháng 8/2019 và phục hồi từ mức thấp nhất 8 tháng trong ngày 28/2.
Giá cũng được hỗ trợ sau khi nhà sản xuất nickel hàng đầu Indonesia báo cáo trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên, cho thấy tình trạng không chắc chắc về nguồn cung quặng.
Giá quặng sắt của Trung Quốc tăng trong phiên qua do dự trữ đang giảm tại các cảng cho thấy nhu cầu nguyên liệu thô này của các nhà máy thép đang cải thiện, trong khi kỳ vọng Bắc Kinh sẽ tung ra thêm các biện pháp hỗ trợ kinh tế đã tê liệt.
Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 5,8% lên 653 CNY (93,7 USD)/tấn, sau khi đạt mức tăng giới hạn một ngày 6% một thời gian ngắn trước khi đóng cửa. Giá quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng khoảng 5,6%.
Hoạt động sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc đang dần khôi phục sau đợt nghỉ Tết kéo dài, các nhà máy dừng hoạt động và đi lại hạn chế nhằm ngăn sự bùng phát của virus corona.
Nhu cầu thép có thể tăng hơn nữa do kỳ vọng Trung Quốc sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích, sau khi hoạt động của nhà máy tại đây giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng trước bởi dịch bệnh.
Nhưng vẫn còn đó nghi ngờ rằng đã qua hay chưa điều tồi tệ nhất đối với Trung Quốc, nơi chiếm hơn một nửa sản lượng thép thế giới và khoảng một nửa nhu cầu tổng thể.
Các nhà phân tích của Nomura cho rằng chính sách hạn chế của Trung Quốc và sự cân bằng tình trạng thanh toán đang xấu đi, cùng với các yếu tố khác có thể ngăn cản Bắc Kinh mạnh tay tung ra các biện pháp kích thích lớn.
Thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 2,6%. Thép không gỉ tăng 1%.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 4,6 US cent, tương đương 4,1%, lên 1,1595 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn tăng 13 USD (1%) lên 1.296 USD/ounce. Ngân hàng Rabobank ước tính sản lượng cà phê Brazil sẽ đạt 67,5 triệu bao, trong đó có 49 triệu bao arabica – mức cao kỷ lục.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 2,2% xuống 13,83 US cent/lb, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần tại 12,77 US cent; đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 1,1% xuống 392,4 USD/tấn.
Tổ chức đường Quốc tế dự báo thế giới sẽ thiếu hụt 9,44 triệu tấn đường trong niên vụ 2019/20, thâm hụt lớn nhất trong 11 năm. Ngân hàng Commerzbank cho biết một loạt các nhà theo dõi thị trường đã dự tính thiếu hụt tiếp diễn trong niên vụ 2020/21, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 0,3 JPY lên 172,5 JPY/kg, trong bối cảnh hy vọng các ngân hàng trung ương toàn cầu thực hiện kích thích để giảm thiệt hại tới kinh tế từ sự bùng phát của virus corona.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5 tại Thượng Hải tăng 1,2% lên 10.990 CNY/tấn.
Ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc ngân hàng Nhật Bản cho biết ngân hàng này sẽ thực hiện các bước cần thiết để ổn định các thị trường tài chính.
Giá hàng hóa thế giới sáng 3/3 (giờ VN)
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
48,28
|
+1,53
|
+3,27%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
53,39
|
+1,49
|
+2,87%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
35.370,00
|
+1.150,00
|
+3,36%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,79
|
+0,03
|
+1,71%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
157,46
|
+3,50
|
+2,27%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
156,66
|
+3,79
|
+2,48%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
471,50
|
+17,00
|
+3,74%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
51.130,00
|
+1.050,00
|
+2,10%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.599,80
|
+5,00
|
+0,31%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.550,00
|
-31,00
|
-0,56%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,95
|
+0,21
|
+1,26%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,90
|
-0,30
|
-0,51%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
871,79
|
+8,28
|
+0,96%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.575,26
|
+32,96
|
+1,30%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
261,05
|
+1,55
|
+0,60%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.700,00
|
+65,00
|
+1,15%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.717,00
|
+22,50
|
+1,33%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.023,00
|
+1,50
|
+0,07%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.625,00
|
+335,00
|
+2,06%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
376,75
|
+1,25
|
+0,33%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
521,75
|
-1,50
|
-0,29%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
264,50
|
-1,00
|
-0,38%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,57
|
-0,03
|
-0,22%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
901,50
|
+0,50
|
+0,06%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
308,50
|
-0,40
|
-0,13%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,07
|
+0,16
|
+0,55%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
462,20
|
-0,80
|
-0,17%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.661,00
|
-11,00
|
-0,41%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
115,60
|
+4,25
|
+3,82%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,81
|
-0,33
|
-2,33%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
99,40
|
+3,45
|
+3,60%
|
Bông
|
US cent/lb
|
63,38
|
+1,89
|
+3,07%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
423,00
|
+12,10
|
+2,94%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
175,30
|
+2,80
|
+1,62%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,28
|
+0,01
|
+1,02%
|