Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do khả năng căng thẳng leo thang tại Trung Đông ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu đã át đi yếu tố lượng dầu thô dự trữ của Mỹ gia tăng bất ngờ.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent biển Bắc tăng 53 UScent tương đương 0,7% lên 71,77 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 24 US cent, hay 0,4% lên 62,02 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã bất ngờ tăng 5,4 triệu thùng trong tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017, trái ngược với dự đoán giảm 800.000 thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó. Tuy nhiên, theo ông Andrew Lipow, Chủ tịch Hiệp hội dầu Lipow ở Houston, dù lượng dầu dự trữ tăng nhiều hơn dự đoán của thị trường do nhập khẩu tăng, nhưng giá “vàng đen” vẫn được hỗ trợ bởi sự bất ổn ngày càng gia tăng tại Trung Đông.
Saudi Arabia, thành viên chủ chốt trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), mới đây đã ngừng bơm dầu thô trên đường ống dẫn dầu chính của nước này sau khi xảy ra một vụ tấn công bằng máy bay không người lái cùng ngày trước đó nhằm đường ống dẫn dầu này.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih, cho biết hai trạm bơm trên đường ống dẫn dầu từ các giếng dầu ở tỉnh miền Đông của nước này tới thành phố Yanbu nằm bên bờ Biển Đỏ đã là mục tiêu bị tấn công trước đó cùng ngày. Đường ống dẫn dầu quan trọng này có chiều dài 1.200 km với công suất vận chuyển ít nhất 5 triệu thùng/ngày.
Theo Ngân hàng UBS, Trung Đông là nơi sản xuất gần 1/3 sản lượng dầu toàn cầu và gần như toàn bộ công suất dự phòng của thế giới. Chính vì vậy thị trường dầu rất nhạy cảm với bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở khu vực này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng ít biến động trong phiên vừa qua giữa bối cảnh các thị trường chứng khoán đi lên, song những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã giữ kim loại quý này gần mức cao nhất của một tháng.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay vững ở mức 1.296,64 USD/ounce, trong khi vàng giao sau tăng nhẹ 0,1% lên 1.297,80 USD/ounce.
Lo ngại tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể kéo dài và ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu đã giúp tăng sức hấp dẫn của vàng trong những ngày qua. Vàng, vốn được xem là tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn tài chính và chính trị, đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 11/4 là 1.303,26 USD/ounce trong phiên 14/5.
Tuy nhiên, mức tăng trước đó của kim loại quý này đã “bốc hơi” trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu chuyển sang vùng dương trong phiên 15/5 sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch hoãn thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm của Mỹ đã ở mức thấp nhất của 15 tháng trong bối cảnh các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản sau khi doanh số bán lẻ tháng 4/2019 của Mỹ không đạt mức mong đợi.
Doanh số bán lẻ của Mỹ đã bất ngờ giảm trong tháng Tư khi các hộ gia đình hạn chế mua xe và một loạt hàng hóa khác. Báo cáo khác cho thấy hoạt động sản xuất ô tô và máy móc sụt giảm là nguyên nhân dẫn đến sản lượng chế tạo tháng Tư của Mỹ giảm theo.
Trung Quốc ngày 15/5 cũng bất ngờ thông báo tăng trưởng yếu trong doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tháng Tư.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay nhích 0,1% lên 14,80 USD/ounce, giá palađi giao ngay tăng 0,4% lên 1.341,51 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giao ngay giảm 1,6% xuống 842 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tiếp tục tăng do kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được 1 thỏa thuận thương mại làm lu mờ số liệu kinh tế đáng thất vọng từ nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1% lên 6.085 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất 3,5 tháng trong ngày thứ hai (13/5/2019).
Tăng trưởng doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 4/2019 bất ngờ giảm, gây áp lực đối với Bắc Kinh đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế.
Giá thép tại Trung Quốc hồi phục từ mức thấp nhất 5 tuần, khi những lo ngại về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại tới kinh tế đang lắng xuống, đã nâng đỡ giá nguyên liệu sản xuất thép bao gồm quặng sắt. Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,9% lên 3.704 CNY (539,6 USD)/tấn, sau 2 ngày giảm liên tiếp và chạm 3.650 CNY/tấn trong đầu phiên giao dịch, thấp nhất kể từ ngày 8/4/2019. Đồng thời, giá thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng tăng 1% lên 3.637 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 1,2% lên 660 CNY/tấn, sau khi giảm mạnh 1,7% trong đầu phiên giao dịch. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay giá quặng sắt đã tăng 48% chủ yếu do nguồn cung thắt chặt sau vụ vỡ đập và đóng cửa mỏ khai thác quặng tại Brazil.
Nhà khoa học dữ liệu Darren Toh thuộc công ty phân tích dữ liệu thép và quặng sắt Tivlon Technologies có trụ sở tại Singapore cho biết: “Lo ngại về thuế quan thương mại chỉ là tạm thời và nhu cầu thép tại Trung Quốc vẫn tăng mạnh”.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 7/2019 tăng 0,35 UScent tương đương 0,3% lên 91,30 UScent/lb, hồi phục từ mức thấp nhất 13 năm chạm tới hồi đầu tháng (87,60 UScent/lb). Robusta giao cùng kỳ hạn giảm 17 USD tương đương 1,3% lên 1.375 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn giao tháng 7/2019 giảm 0,09 UScent xuống 11,85 UScent/lb, trong khi đường thô giao tháng 8/2019 giảm 0,2 USD xuống 326,6 USD/tấn.
S&P Global Platts dự báo giá đường sẽ tăng trong 6 tháng tới do nguồn cung đường trên toàn cầu niên vụ 2019/20 có thể sẽ thiếu hụt 2,1 triệu tấn, chủ yếu bởi sản lượng trên toàn cầu giảm, nhất là ở Châu Á.
Tại Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới, sản lượng sẽ giảm xuống 28,4 triệu tấn, từ mức 32,86 triệu tấn của vụ 2018/19. Sản lượng của Thái Lan sẽ giảm xuống 12,9 triệu tấn, từ mức 14,6 triệu tấn vụ 2018/19.
Giá ngô tăng lên mức cao nhất 6 tuần do dự báo mưa ở khắp vành đai trồng ngô Trung Tây Mỹ, điều này có thể khiến tiến độ trồng trọt chậm hơn nữa, gây áp lực nguồn cung. Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn Chicago tăng 3/4 US cent lên 3,69-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 3,8 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 29/3/2019. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn Chicago tăng 4 US cent lên 8,35-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 8,48-1/4 USD/bushel.
Giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn Chicago tăng 1/4 US cent lên 4,48-3/4 USD/bushel, trong khi giá lúa mì đỏ, cứng vụ đông kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn Chicago giảm 6-3/4 US cent xuống 4,02 USD/bushel và giá lúa mì vụ xuân kỳ hạn tháng 7/2019 giảm 8 US cent xuống 5,15-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên cao nhất 1 tuần, theo xu hướng tăng giá dầu đậu tương tại Mỹ và đồng ringgit suy yếu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn Bursa Malaysia tăng 1,4% lên 2.043 ringgit (489,69 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 8/5/2019.
Đồng ringgit giảm 0,1% so với đồng USD xuống 4,172, thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2018.
Giá cao su tại Tokyo tăng trở lại, do những động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm bớt mối lo ngại về chiến tranh thuế quan Mỹ - Trung.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,1 JPY lên 186 JPY (1,7 USD)/kg, hồi phục khỏi mức giảm phiên trước đó. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn TOCOM giảm 0,6% xuống 159,1 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 20 CNY lên 11.745 CNY (1.708 USD)/tấn.
Nhà phân tích hàng hóa Satoru Yoshida thuộc Rakuten Securities cho biết: “Sự hồi phục giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải, trong bối cảnh kỳ vọng 1 thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM tăng trở lại”.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

62,36

+0,34

+0,55%

Dầu Brent

USD/thùng

72,15

+0,38

+0,53%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

45.760,00

+740,00

+1,64%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,61

+0,01

+0,46%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

202,20

+0,93

+0,46%

Dầu đốt

US cent/gallon

209,66

+1,03

+0,49%

Dầu khí

USD/tấn

651,75

+1,25

+0,19%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

62.330,00

+700,00

+1,14%

Vàng New York

USD/ounce

1.297,20

-0,60

-0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.551,00

-5,00

-0,11%

Bạc New York

USD/ounce

14,80

-0,02

-0,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,10

-0,10

-0,19%

Bạch kim

USD/ounce

846,47

-0,88

-0,10%

Palađi

USD/ounce

1.335,55

-10,30

-0,77%

Đồng New York

US cent/lb

274,35

+0,05

+0,02%

Đồng LME

USD/tấn

6.085,00

+58,00

+0,96%

Nhôm LME

USD/tấn

1.855,00

+10,50

+0,57%

Kẽm LME

USD/tấn

2.626,00

+32,00

+1,23%

Thiếc LME

USD/tấn

19.845,00

+50,00

+0,25%

Ngô

US cent/bushel

373,50

+4,00

+1,08%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

451,00

+2,25

+0,50%

Lúa mạch

US cent/bushel

288,75

+1,00

+0,35%

Gạo thô

USD/cwt

10,92

-0,10

-0,91%

Đậu tương

US cent/bushel

835,50

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

299,80

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,29

+0,05

+0,18%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

441,30

-0,20

-0,05%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.321,00

+28,00

+1,22%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

91,30

+0,35

+0,38%

Đường thô

US cent/lb

11,85

-0,09

-0,75%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

106,90

+5,20

+5,11%

Bông

US cent/lb

66,91

+0,56

+0,84%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

326,20

-9,70

-2,89%

Cao su TOCOM

JPY/kg

191,30

+5,30

+2,85%

Ethanol CME

USD/gallon

1,33

0,00

0,00%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

 

Nguồn: Vinanet