Trên thị trường năng lượng, giá dầu quay đầu giảm sau khi số liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô ở nước này tăng cao hơn kỳ vọng. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2018 giảm 1,2 USD xuống 72,94 USD/thùng (phiên 3/7 giá lập kỷ lục cao 3,5 năm khi đạt trên 75 USD/thùng); dầu tBrent giảm 85 US cent xuống còn 77,39 USD/thùng.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ tính đến cuối tuần qua (ngày 29/6), đã tăng 1,3 triệu thùng, trái ngược với dự báo về khả năng dự trữ giảm khoảng 3,5 triệu thùng của nhiều chuyên gia trước đó.
Trong khi đó, tờ Wall Street Jourrnal cho biết rằng việc chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán của tập đoàn dầu khí Aramco của Saudi Arabia đang đình trệ. Theo John Kilduff, chuyên gia từ quỹ đầu tư năng lượng Again Capital LLC ở New York (Mỹ), điều này có thể giúp giảm áp lực cho việc Saudi Arabia cần duy trì giá năng lượng ở mức cao.
Saudi Arabia muốn bán cổ phần trong Aramco cho các nhà đầu tư nước ngoài để có nguồn vốn đa dạng hóa nền kinh tế , nhưng những quan ngại về thủ tục pháp lý phức tạp khi niêm yết trên sàn chứng khoán ở London (Anh) hay New York đang cản trở nỗ lực của tập đoàn.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đổ lỗi cho Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã làm tăng giá nhiên liệu. OPEC và Nga tháng trước thông báo họ sẵn sàng gia tăng sản lượng để xoa dịu lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do sự gián đoạn tại Venezuela và Libya, và có thể cũng bù đắp cho nguồn cung dầu tại Iran có khả năng sẽ giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng gần như không thay đổi so với phiên trước trong bối cảnh đồng USD suy yếu và nội dung biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nằm trong dự đoán của thị trường. Vàng giao ngay vững ở 1.255,90 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 8 tăng 5,3 USD (0,4%) lên 1.258,80 USD/ounce. Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,5% xuống còn 15,96 USD/ounce, palađi tăng 0,1% lên 947,2 USD/ounce, còn bạch kim giảm 0,6% xuống còn 834,75 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần, trong khi đồng EUR tăng 0,5% lên mức cao nhất trong gần ba tuần theo sau số liệu khả quan về kinh tế Đức.
Theo biên bản cuộc họp ngày 12-13/6 của Fed, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể sớm đánh đi tín hiệu rằng tiến trình nâng lãi suất sẽ được thúc đẩy đủ để không gây sức ép đối với nền kinh tế. Trước khi công bố biên bản, thị trường đã dự kiến rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm hai lần nữa từ nay đến cuối năm lên tổng cộng 4 lần trong năm 2018. Biên bản có thể cho thấy lo ngại về lạm phát cũng như các thành viên muốn chính sách tiền tệ bắt kịp với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về thị trường việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ, dự kiến công bố ngày 6/7.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá kẽm chạm mức thấp nhất hơn 1 năm do thị trường hướng tới nguồn cung gia tăng làm giảm áp lực lên nỗi lo thiếu hụt, đồng thời căng thẳng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ gây áp lực đối với kim loại công nghiệp. Giá kẽm giao sau 3 tháng không thay đổi ở mức 2.700 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 2.667 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 23/6/2017.
Giá nhôm giảm 0,5% xuống còn 2.079 USD/tấn, chì tăng 1,4% lên 2.355 USD/tấn, thiếc giảm 1% xuống còn 19.400 USD/tấn và nickel tăng 0,3% lên 14.195 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,09 cent tương đương 0,8% lên 11,48 cent/lb. Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,4 USD tương đương 0,4% xuống còn 330,2 USD/tấn. Ủy ban châu Âu cắt giảm dự báo sản lượng đường EU niên vụ 2018/19 xuống còn 20,1 triệu tấn so với dự báo 20,4 triệu tấn trước đó.
Giá cà phê arabica giảm 2,75 cent tương đương 2,5% xuống còn 1,0915 USD/lb, trong phiên có lúc giảm xuống còn 1,0855 USD/lb, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2013; robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 50 USD, tương đương 3% xuống còn 1.639 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2016.
Xuất khẩu từ Ấn Độ đã tăng 12% trong nửa đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu cao từ những người mua truyền thống như Italy và Đức. Về giá trị, xuất khẩu cà phê tăng 7% cả về rupee và USD. Số liệu chính thức cho thấy hoạt động tạm nhập tái xuất tăng đã thúc đẩy tổng xuất khẩu trong giai đoạn này. Khối lượng tạm nhập tái xuất tăng 70% lên 48.500 tấn, trong khi xuất khẩu cà phê xanh ghi nhận tăng 2,21% lên 170.856 tấn. Ấn Độ nhập khẩu cà phê rồi tái xuất để tăng giá trị cho cà phê hòa tan.
Giá sữa tại phiên đấu giá mới nhất giảm mạnh do nguồn cung tăng cao. Chỉ số giá sữa thương mại toàn cầu (GDT) giảm 5%, với giá bán trung bình 3.232 USD/tấn, sau khi giảm 1,2% tại phiên đấu giá trước đó. Kết quả này đến sau khi nhà sản xuất sữa Fonterra New Zealand cho biết, tổng sản lượng sữa tại nước này trong tháng 5 tăng 6%, do điều kiện thời tiết thuận lợi. Sữa bột nguyên kem, sản phẩm được giao dịch nhiều nhất giảm 7,3% xuống còn 2.905 USD/tấn. Tổng cộng 26.519 tấn sữa được bán tại phiên đấu giá mới nhất, tăng 22,6% so với phiên trước đó.
Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi, do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng. Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với đậu tương Mỹ trong ngày thứ sáu (6/7) với mức như đã dự kiến, khiến nhu cầu của nước này đối với các lô hàng đậu tương của Mỹ suy giảm. Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 8 trên sàn Chicago giảm 8-3/4 cent xuống còn 8,39-1/4 USD/bushel. Hợp đồng đậu tương vụ mới kỳ hạn tháng 11 giảm 8-1/2 cent xuống còn 8,55-3/4 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2015.
Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng nếu áp đặt mức thuế 25% với hàng trăm mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ để trả đũa. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn gia tăng sua khi Washington tuyên bố từ 6/7 sẽ thực hiện áp thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng giá trị 34 tỷ USD và Bắc Kinh được cho là sẽ đáp trả động thái này, áp đặt mức thuế mới đối với hàng hóa Mỹ như quả anh đào, đậu tương, ô tô, thịt lợn và rượu whisky, đặt các mặt hàng này vào thế bất lợi so với các đối thủ toàn cầu khác.
Đậu tương là một loại nông sản rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc và 1,4 tỷ người dân nước này phụ thuộc vào đậu tương nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ và Brazil. Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 14 tỷ USD đậu tương từ Mỹ, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này.
Theo nhận định của các nhà giao dịch đậu tương, không một đất nước đơn lẻ nào trồng đủ đậu tương để thỏa mãn nhu cầu của Trung Quốc, khi nước này mỗi năm nhập khẩu khoảng 95 triệu tấn đậu tương, khiến nước này gặp khó trong việc “rời bỏ” Mỹ một cách hoàn toàn.
Nhà giao dịch đậu tương Cui tại Scents Holdings Beijing nhận định ngay khi các mức thuế được áp đặt, điều này sẽ được phản ánh trong giá đậu tương. Giáo sư Si Wei tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết nhiều khả năng Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm đậu tương từ Nam Mỹ và thậm chí từ cả Tây Âu.
Giáo sư này cho biết Trung Quốc cũng có thể thay thế nguồn cải dầu nhập khẩu từ Mỹ bằng nguồn hàng từ Australia và Canada để làm thức ăn cho động vật.
Hiện tại, Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động sản xuất tại các tỉnh phía Bắc nước này, trợ cấp cho nông dân và triển khai chiến dịch quảng cáo. Ủy ban nông nghiệp tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, khẳng định mở rộng sản xuất đậu tương là nhiệm vụ chính.
Giá bông giảm gần 3% trong bối cảnh lo ngại tranh chấp thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may của Trung Quốc – nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hợp đồng bông trên sàn Trịnh Châu Trung Quốc giảm 1,9% xuống còn 16.270 NDT (2.451 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 16.045 NDT (2.418 USD)/tấn, mức thấp nhất trong 3 tháng.
Giá cao su giảm phiên thứ 4 liên tiếp và chạm mức thấp nhất 21 tháng, chịu áp lực bởi dự trữ tại các nước tiêu thụ lớn trong đó có Trung Quốc, ở mức cao và dư cung. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn TOCOM kết thúc giảm 1,6 JPY xuống còn 169,5 JPY (1,53 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 166,9 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016; tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 20 NDT xuống còn 10.405 NDT (1.569 USD)/tấn; Cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn SICOM giảm 0,5 cent xuống còn 129,1 US cent/kg.
Sở giao dịch hàng hóa Tokyo dự kiến sẽ đưa cao su tiêu chuẩn kỹ thuật (TSR) ra thị trường vào ngày 9/10 sau khi được chính phủ phê duyệt.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

72,94

-1,2

-1,37%

Dầu Brent

USD/thùng

77,39

-0,85

-0,98%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

49.760,00

-220,00

-0,44%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,83

-0,01

-0,28%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

212,15

-0,78

-0,37%

Dầu đốt

US cent/gallon

217,42

-0,45

-0,21%

Dầu khí

USD/tấn

665,50

-6,00

-0,89%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

67.700,00

-240,00

-0,35%

Vàng New York

USD/ounce

1.255,90

-0,08

Vàng TOCOM

JPY/g

4.457,00

+3,00

+0,07%

Bạc New York

USD/ounce

16,02

-0,07

-0,45%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,20

+0,10

+0,18%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

839,40

-2,61

-0,31%

Palladium giao ngay

USD/ounce

949,81

-0,87

-0,09%

Đồng New York

US cent/lb

283,30

+0,70

+0,25%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.345,00

-41,00

-0,64%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.080,00

-9,00

-0,43%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.700,00

0,00

0,00%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.425,00

-175,00

-0,89%

Ngô

US cent/bushel

351,25

-1,00

-0,28%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

507,50

+2,00

+0,40%

Lúa mạch

US cent/bushel

243,50

+4,25

+1,78%

Gạo thô

USD/cwt

11,90

+0,04

+0,34%

Đậu tương

US cent/bushel

859,00

+3,25

+0,38%

Khô đậu tương

USD/tấn

328,30

+1,90

+0,58%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,98

-0,05

-0,17%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

504,00

-0,90

-0,18%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.482,00

+28,00

+1,14%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,15

-2,75

-2,46%

Đường thô

US cent/lb

11,48

+0,09

+0,79%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

169,10

+1,40

+0,83%

Bông

US cent/lb

82,16

+0,20

+0,24%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

541,00

-4,20

-0,77%

Cao su TOCOM

JPY/kg

169,90

+0,40

+0,24%

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

+0,01

+0,57%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg