Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ 2 liên tiếp
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm tuần thứ 2 liên tiếp do nghi ngại về hiệu quả của việc các nước sản xuất kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng.
Tuần qua chứng kiến sự trồi sụt của giá mặt hàng nàygiữa bối cảnh nhân tố nguồn cung tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc chi phối diễn biến của thị trường năng lượng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2017 trên sàn New York giảm 70 US cent (1,5%), xuống 47,66 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 10/5; giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2017 trên sàn London cũng hạ 68 US cent (1,3%), xuống 49,95 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ mất 4,3%, mức giảm mạnh nhất theo tuần kể từ tuần kết thúc ngày 5/5. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng hạ 4,9% trong cả tuần.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 31/5, giá dầu thế giới giảm 3%, xuống mức thấp nhất trong ba tuần, giữa bối cảnh hoạt động sản xuất dầu mỏ gia tăng tại Libya khiến sản lượng “vàng đen” trong tháng Năm của OPEC tăng lần đầu tiên trong năm nay.
Trong lúc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu khác, bao gồm Nga, đang nỗ lực cắt giảm sản lượng, thì sản lượng dầu thô tại Mỹ tiếp tục tăng và đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016.
Sản lượng dầu của Mỹ đạt hơn 9,3 triệu thùng/ngày, gần tương đương mức sản lượng của các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia. Điều này khiến giá dầu không thể bật tăng mạnh và thị trường dầu mỏ qua đó cũng khó có thể cân bằng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo hàng tuần của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, vừa được công bố ngày 2/6, số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã tăng 11 giàn khoan, lên 733 giàn khoan, đánh dấu tuần tăng thứ 20 liên tiếp. Thông tin này càng tạo sức ép đi xuống đối với giá “vàng đen”.
Thị trường năng lượng còn ảm đạm hơn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris đã khiến "vàng đen" lao dốc mạnh hơn trong phiên cuối tuần và đẩy giá dầu đi xuống tuần thứ hai liên tiếp. Lo ngại gia tăng về tình trạng dư cung kéo dài khi Mỹ có dấu hiệu quyết tâm tăng cường khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Kim loại quý: Giá tăng nhẹ
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ 1% trong tuần qua nhờ tăng mạnh phiên cuối tuần. Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng kỳ hạn giao sau bật tăng ấn tượng, lên mức cao nhất kể từ tháng Tư, sau khi đón nhận báo cáo gây thất vọng về thị trường việc làm Mỹ trong tháng 5/2017. Đóng cửa phiên giao dịch, vàng giao tháng 8/2017 tăng 0,8% lên 1.280,20 USD/ounce, mức giá cao nhất kể từ ngày 21/4, giúp giá vàng kỳ hạn ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp với mức tăng 1%.
Thị trường vẫn đang dõi theo động thái điều chỉnh lãi suất của Fed – phụ thuộc vào các số liệu kinh tế. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng giảm đáng kể.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5/2017, nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo ra thêm 138.000 việc làm, thấp hơn dự báo tăng 185.000 việc làm của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của MarketWatch. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,4% xuống 4,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2001, song sự sụt giảm này chủ yếu xuất phát từ việc người dân ra khỏi thị trường lao động nhiều hơn là do sự gia tăng số người tìm được việc làm.
Thông tin trên đã khiến chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt khác giảm 0,5%. Đồng USD suy yếu tạo thêm lợi thế cho vàng, vốn được định giá bằng đồng tiền này.
Tuy nhiên, không phải số liệu kinh tế nào của Mỹ cũng tiêu cực. Hoạt động chế tạo của Mỹ sau hai tháng suy giảm liên tiếp đã tăng trở lại trong tháng 5/2017. Cùng với đó là số việc làm trong khu vực tư nhân cũng đi lên, củng cố cho nhận định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang lấy lại đà tăng trưởng sau một khởi đầu chật vật hồi đầu năm.
Trong phiên cuối tuần, giá các kim loại quý khác cũng tăng cùng chiều với vàng Giá palađi tăng 2%, lên 839,75 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2014 là 843,10 USD/ounce. Giá bạc tiến 1,7%, lên 17,54 USD/ounce sau khi leo lên mức “đỉnh” của một tháng qua. Trong khi đó, giá bạch kim tăng 2,4%, lên 949,60 USD/ounce, song vẫn ghi nhận mức giảm cho cả tuần.
Nông sản: Giá đồng loạt giảm
Trên thị trường nong sản, giá đường và cà phê đều sụt giảm trong phiên cuối tuần. Đường thô giao tháng 7 giá giảm 0,49 US cent tương đương 3,4% xuống 13,74 US cent/lb, trong phiên có lúc giá chỉ 13,63 US cent, thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Tính chung cả tuần giá giảm 8,7%, sau khi giảm trên 8% trong tuần trước đó. Đường trắng giao tháng 8 cũng giảm 11,80 USD tương đương 2,8% trong phiên cuối tuần, xuống 410,30 USD/tấn, trong phiên có lúc giá cũng xuống thấp nhất kể từ tháng 3/2016 là 408,40 USD/tấn. Các yếu tố cơ bản tiếp tục đè nặng lên mặt hàng đường, với dự báo sản lượng của Ấn Độ sẽ hồi phục gây lo ngại dư cung trên thị trường thế giớ niên vụ 2017/18 sẽ ở mức rất cao.
Mưa lớn ở Brazil gần đây gây lo ngại gián đoạn việc cung cấp đường trong ngắn hạn, tuy nhiên lại có lợi cho sản lượng dài hạn, nên không giúp đẩy giá đường tăng.
Ucraina đang nổi lên thành điểm quan trọng trên bản đồ đường thế giới, vì gia tăng cung đường giá rẻ và thị trường rộng khắp toàn cầu, có thể cản trở tham vọng của Liên minh châu Âu trong việc giành lại ngôi vị nguồn xuất khẩu đường lớn sau khi tự do hóa thi trường từ cuối năm nay.
Với mặt hàng cà phê, giá arabica giao tháng 7 giảm 2,15 US cent tương đương 1,7% xuống 1,2555 USD/lb sau khi có lúc xuống mức thấp nhất 1 năm là 1,2525 USD. Robusta giao cùng kỳ hạn giá vững ở mức 1.918 USD/tấn. Hàng hóa nhẹ đang chịu sức ép từ việc bán ra mạnh và USD yếu. Xuất khẩu cà phê Honduras tăng 51,2% trong tháng 5 so với tháng trước đó do sản lượng tăng.
Với nhóm hàng ngũ cốc, giá đồng loạt tăng trong phiên giao dịch cuối tuần trên sàn giao dịch Chicago, tăng mạnh nhất là giá đậu tương, nhờ các thống kê về hoạt động xuất khẩu khả quan mới đây.
Cụ thể, giá ngô giao tháng 7/2017 tăng 2,25 US cent (0,61%) lên 3,7275 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao cùng kỳ tăng 0,5 US cent (0,12%) lên 4,295 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 7/2017 tăng 9 US cent (0,99%) lên 9,2125 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công bố thống kê hàng tuần về xuất khẩu nông sản. Theo đó, xuất khẩu đậu tương đạt 626.200 tấn, mức khá cao so với con số dự báo 300.000 - 650.000 tấn.
Các nhà môi giới trên sàn CBOT cho biết rằng các quỹ đầu tư đã tiến hành mua ròng với 5.200 hợp đồng đậu tương, 4.600 hợp đồng ngô, và 2.400 hợp đồng lúa mỳ.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
27/5
|
3/6
|
3/6 so với 2/6
|
3/6 so với 2/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
49,80
|
47,66
|
-0,70
|
-1,45%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
52,15
|
49,95
|
-0,68
|
-1,34%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
36.100,00
|
34.510,00
|
-480,00
|
-1,37%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,31
|
3,00
|
-0,01
|
-0,30%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
164,26
|
157,71
|
-2,43
|
-1,52%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
156,33
|
148,48
|
-1,69
|
-1,13%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
461,00
|
439,00
|
-11,25
|
-2,50%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
49.880,00
|
48.540,00
|
-340,00
|
-0,70%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.271,40
|
1.280,20
|
+10,10
|
+0,80%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.516,00
|
4.524,00
|
+15,00
|
+0,33%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,32
|
17,53
|
+0,24
|
+1,41%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
61,50
|
62,20
|
+0,90
|
+1,47%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
960,57
|
954,45
|
+22,69
|
+2,44%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
792,11
|
841,99
|
+14,31
|
+1,73%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
256,60
|
257,45
|
-1,30
|
-0,50%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.657,50
|
5.665,00
|
-34,00
|
-0,60%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.951,00
|
1.931,00
|
+4,00
|
+0,21%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.640,00
|
2.529,00
|
-41,00
|
-1,60%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.425,00
|
20.300,00
|
-150,00
|
-0,73%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
374,25
|
372,75
|
+2,25
|
+0,61%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
438,25
|
429,50
|
+0,50
|
+0,12%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
244,25
|
246,00
|
-9,00
|
-3,53%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,98
|
11,12
|
+0,07
|
+0,63%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
926,50
|
921,25
|
+9,00
|
+0,99%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
301,80
|
301,90
|
+4,40
|
+1,48%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,60
|
31,01
|
-0,24
|
-0,77%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
516,80
|
499,90
|
+5,30
|
+1,07%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
1.911,00
|
2.001,00
|
-23,00
|
-1,14%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
131,20
|
125,55
|
-2,15
|
-1,68%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
15,05
|
13,74
|
-0,49
|
-3,44%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
138,60
|
132,50
|
+0,60
|
+0,45%
|
Bông
|
US cent/lb
|
72,79
|
73,12
|
-0,38
|
-0,52%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
354,20
|
353,50
|
+0,30
|
+0,08%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
214,50
|
191,00
|
-3,00
|
-1,55%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,54
|
1,57
|
+0,01
|
+0,64%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg