Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 - tham chiếu cho toàn thị trường châu Á - giảm 0,6 JPY, tương dương 0,2% xuống mức 254,6 JPY/kg.
Nhật Bản – quốc gia dự kiến đăng cai Thế vận hội Tokyo 2020 vào tháng 7 – đang phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của của virus corona, mà ban đầu dự kiến dỡ bỏ vào cuối tháng 5/2021, nay được gia hạn thêm khoảng 1 tháng nữa.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 0,2% lên 13.790 CNY/tấn.

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 26/5/2021

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

Thái Lan

RSS3

USD/kg

21- Jun

2,46

Thái Lan

STR20

21- Jun

1,78

Malaysia

SMR20

21- Jun

1,69

Indonesia

SIR20

21- Jun

1,73

Thái Lan

USS3

THB/kg

21- Jun

64,94

Thái Lan

Mủ 60% (bulk)

USD/tấn

21- Jun

1.650

Thái Lan

Mủ 60% (drum)

21- Jun

1.750

 

 

Singapore

 

 

TSR20

 

 

 

US cent/kg

 

21- Jun

167,60

21- Jul

168,70

21- Aug

169,40

21- Sep

170,40

 

RSS3

 

US cent/kg

 

21- Jun

231,50

21- Jul

231,70

21- Aug

231,80

21- Sep

232,00

Phiên trước đó, giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng sau khi có thông tin Chính phủ sẽ chi khoảng 239 tỷ USD để giúp nền kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19. Theo nhà lập pháp cấp cao của đảng cầm quyền Kozo Yamamoto, chính phủ nước này dự kiến sẽ xây dựng kế hoạch bổ sung ngân sách vào tháng 10 hoặc tháng 11/2021.
Gia cao su chau A hom nay 27/5
Tổng thư ký Salvatore Pinizzotto cho biết, IRSG dự kiến tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng 7% vào năm 2021, sau khi giảm 8,1% trong năm 2020 do đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầu.
Theo ông Pinizzotto, nhìn vào xu hướng sản xuất và nhu cầu trong năm nay, nhu cầu cao su tự nhiên được dự báo tăng 7% và nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng 7,2%. Cùng với đó, sản lượng cao su thiên nhiên sẽ tăng 5% dù bất kỳ sự sụt giảm nào về sản lượng ở các nước Đông Nam Á đều được bù đắp bởi sự gia tăng ở các khu vực sản xuất khác.
Tuy nhiên, nhu cầu hồi phục trong năm 2021 có thể chậm hơn dự kiến, bất chấp sự tăng trưởng ở châu Á. Ông Pinizzotto dự đoán mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,3%.
Biến đổi khí hậu là một yếu tố lâu dài ảnh hưởng đến sản xuất cao su thiên nhiên. Mưa lớn, thời tiết khô hạn hay nhiệt độ cao đều có thể ảnh hưởng đến các đồn điền cao su.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã chốt sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu trong năm 2020 ở mức 13,13 triệu tấn và nhu cầu ở mức 12,904 triệu tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters